Nhƣ đã phân tích ở trên, nền kinh tế năm 2008, 2009 tiềm ẩn rất nhiều yếu tố tác động đến giá vàng nhƣ nền kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng, biến động giá đồng USD, biến động giá dầu, tâm lý kinh doanh vàng… khiến giá vàng biến động mạnh mẽ. Để tìm hiểu tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến giá vàng, chúng ta có thể thấy qua các kết quả kinh doanh của các công ty kinh doanh vàng. Cuộc suy thoái kinh tế và thị trƣờng chứng khoán xuống dốc đã khiến đa số nhà đầu tƣ chuyển sang mua vàng để đảm bảo tài sản và thị trƣờng vàng trở thành thị trƣờng sôi động nhất và thu hút nhiều sự quan tâm nhất của các nhà đầu tƣ cũng nhƣ các tổ chức kinh tế. Hơn nữa, năm này cũng chứng kiến nhiều kỉ lục nhất về sự biến động của giá vàng và nhiều nhà đầu tƣ đã phải chịu nhiều rủi ro do đoán sai xu hƣớng thị trƣờng. Việc các nhà đầu tƣ thua lỗ cũng đồng nghĩa với việc các nhà kinh doanh vàng kiếm đƣợc lợi nhuận lớn từ hoạt động kinh doanh này. Đặc biệt, với tâm lý bầy đàn của nhà đầu tƣ Việt Nam, các nhà kinh doanh vàng và giới đầu cơ lợi dụng mức cung vƣợt cầu có cơ hội tăng giá vàng lên cao mà vẫn không thiếu khách hàng. Ví dụ điển hình nhƣ ngày 11 và 26/11/2009, các công ty vàng bạc điều chỉnh giá vàng tăng từng phút, mức sau cao hơn mức trƣớc từ 300 – 500 nghìn đồng/lƣợng nhƣng các nhà đầu tƣ vẫn xếp hàng dài chờ
mua vàng. Riêng ngày 11/11/2009, các nhà kinh doanh vàng đã 7 lần thay đổi giá niêm yết, đến 11h thì giá bán ra của vàng SJC là 29,3 triệu đồng/lƣợng, cao hơn mức giá thế giới 5 triệu đồng/lƣợng – một mức tăng cao chƣa từng có. Tuy nhiên, nhà đầu tƣ vẫn chen nhau mua bằng bất cứ giá nào khiến doanh nghiệp đẩy giá lên cao mà vẫn không còn vàng để bán nên các công ty kinh doanh vàng viết phiếu thu tiền và giao vàng sau. Chỉ hai tiếng sau, giá vàng giảm 2 triệu đồng/lƣợng khi có thông tin NHNN cho nhập khẩu vàng trở lại, các nhà đầu tƣ lại đổ xô cầm phiếu biên nhận vàng bán lại cho doanh nghiệp. Nhƣ vậy, chỉ trong vòng 2 tiếng, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã có lợi nhuận hơn 2 triệu đồng/lƣợng bán ra.
Bên cạnh các công ty kinh doanh vàng bạc, xuất nhập khẩu vàng cũng là nguồn thu có tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng. Trong quý I năm 2009 nổi lên hiện tƣợng xuất khẩu vàng với giá trị lên tới 2,3 tỷ USD. Ông Trần Xuân Huy – Tổng Giám đốc Sacombank cho biết: “ Trong quý I, Sacombank đã thu đƣợc khoảng 100 tỷ đồng lợi nhuận từ kinh doanh vàng, bằng 30% tổng lợi nhuận từ kinh doanh vàng của năm 2008”. Đồng thời, theo báo cáo phân tích ngày 18/11/2009 của Công ty Chứng khoán HSC về tình hình kinh doanh chín tháng đầu năm của ngân hàng ACB, ngân hàng có sàn vàng lớn nhất thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng chiếm 17% tổng thu nhập thuần trong 9 tháng đầu năm 2009 của ACB. Theo ƣớc tính của HSC, phí thu đƣợc từ sàn giao dịch vàng và môi giới chứng khoán chiếm 27- 28% tổng thu nhập phi rủi ro của ACB nhờ khối lƣợng giao dịch cao trên hai thị trƣờng và riêng phí giao dịch thu từ sàn vàng của Ngân hàng ACB trong chín tháng theo ƣớc tính của HSC là 120 tỉ đồng.
Ngày 25/11/2009, Báo điện tử Vietnamnet phối hợp với Công ty Vietnam Report công bố bảng xếp hạng VNR500-TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009. Trong bảng xếp hạng này, thứ hạng doanh nghiệp sẽ đƣợc sắp xếp dựa trên tiêu chí doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản, tốc độ tăng trƣởng, số lao động lớn nhất…Trong
bảng xếp hạng này, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC đã lọt top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, xếp hạng 6/10.
Bảng 2.1: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
1 TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
2 TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 3 TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
4 TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 5 TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
6 CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ SÀI GÒN
7 NGÂN HÀNG NN & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 8 TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM – PVOIL
9 TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
10 TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
Nguồn: VNR500
Bên cạnh Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (không phân biệt nhà nƣớc, nƣớc ngoài, tƣ nhân), Vietnam Report cũng công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam. Tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc Vietnam Report sử dụng là các doanh nghiệp có vốn sở hữu tƣ nhân lớn hơn hoặc bằng 51%. Để đƣợc xếp hạng trong Bảng xếp hạng doanh nghiệp mọi thành phần, doanh thu tối thiểu của Doanh nghiệp phải đạt 1000 tỷ đồng và vào Bảng xếp hạng doanh nghiệp tƣ nhân, doanh thu tối thiểu của Doanh nghiệp phải đạt 450 tỷ đồng. Qua bảng xếp hạng này, trong số 10 doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam thì có đến bốn doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vàng bạc, trong đó có 3 ngân hàng.
Bảng 2.2: Top 10 doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam
1 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN ĐẦU TƢ CÔNG NGHỆ FPT
2 NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
3 TẬP ĐOÀN THÉP VIỆT
4 CÔNG TY CP SÀI GÒN KIM HOÀN ACB-SJC 5 CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM
6 CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT
7 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
8 NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM
9 CÔNG TY CP PRIME GROUP
10 CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
Nguồn: VNR500