Theo dự báo của GFMS, năm 2009, sản lƣợng khai thác vàng của thế giới sẽ tăng khoảng 20 – 30 tấn so với năm 2008 do mức tăng sản lƣợng của một số nƣớc châu Á, Australia và Tây Phi [16]. Tuy nhiên, lƣợng vàng bán ra từ các NHTW sẽ tiếp tục
giảm, các NHTW sẽ vẫn bán dƣới mức cam kết trong Hiệp định bán vàng CBGA, hiệp định này sẽ hết hiệu lực vào tháng 9/ 2009.
Trong khi đó, nhu cầu về vàng trong năm 2009 có thể tăng nhẹ so với năm ngoái. Tuy thời kỳ đỉnh điểm tại một số thị trƣờng có lƣợng cầu lớn đã qua nhƣng vẫn còn những hỗ trợ khác cho cầu về vàng trong năm nay. Ấn Độ - một nƣớc nhập khẩu vàng khá lớn đã không đạt đƣợc kỳ vọng nhƣ mọi năm do giá vàng tăng cao tại thời điểm tháng 2/ 2009. Cùng thời điểm năm ngoái, quốc gia này nhập về 23 tấn vàng, trung bình hàng năm Ấn Độ nhập khẩu khoảng 500 – 700 tấn vàng. Giá vàng cao kỷ lục và quá nhạy cảm đã gây tác động lớn lên nhu cầu về vàng trang sức toàn cầu. Tuy nhiên, trong tình hình nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn nhƣ hiện nay, vàng vẫn là một công cụ đầu tƣ và tích trữ an toàn. Hiện nhu cầu vàng đang đƣợc hỗ trợ vững chắc bởi các yếu tố nhƣ nhu cầu mua vàng tích trữ của các NHTW nhằm tăng dự trữ vàng khi đồng USD có xu hƣớng giảm giá; nhu cầu về đầu tƣ vàng thỏi và đầu cơ tại các quỹ đầu tƣ vàng ETFs.
Mặt khác, những lo ngại về đồng USD cũng khiến nhà đầu tƣ ngày một quan tâm đến vàng hơn. Để bù đắp thâm hụt ngân sách và kích cầu đầu tƣ, có nhiều ý kiến cho rằng, các chính phủ tìm kiếm các nguồn tiền nhƣ phát hành trái phiếu (và có thể cả in thêm tiền) nhằm tạo nguồn tiền cho chi tiêu chính phủ. Kế hoạch giải cứu và kích thích kinh tế đã đƣợc công bố của các nƣớc lớn nhƣ Mỹ có giá trị hàng ngàn tỷ USD. Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng rất thấp, đây chính là nhân tố tiềm ẩn lạm phát tiền tệ và càng đè nặng nên tâm lý e ngại nắm giữ tiền mặt trong công chúng và các nhà đầu tƣ. Để đối phó với nguy cơ đồng tiền mất giá, nhiều khả năng các cá nhân và tổ chức có thể sẽ quay sang nắm giữ vàng thay vì tiền mặt.