Tín dụng vàng

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 31 - 35)

Để đảm bảo nhu cầu thanh toán, tín dụng vàng đƣợc sử dụng để đảm bảo giá trị của tiền. Ví dụ trong giao dịch bất động sản, ngƣời mua khi chƣa thanh toán hoặc chƣa

mua đƣợc nhà thì mua vàng gửi ngân hàng giữ hộ để phòng ngừa khi giá vàng lên. Ngƣợc lại, ngƣời bán nhà khi chƣa nhận đƣợc tiền mà sợ giá vàng xuống thì sẽ vay ngân hàng số vàng sắp đƣợc nhận và bán ra bên ngoài thu tiền về trƣớc, khi nhận đƣợc tiền của bên mua sẽ trả lại cho ngân hàng.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vàng hiện nay của các ngân hàng rất ít phục vụ mục đích này mà chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh vàng của khách hàng. Giả sử mộtnhà đầu tƣ dự đoán giá vàng tăng sẽ vay tiền ngân hàng để mua vàng gửi tiết kiệm. Số tiền vay đƣợc là do thế chấp số vàng vừa mua cho ngân hàng,s au đó, số tiền vay từ ngân hàng sẽ đƣợc trả lại cho cửa hàng vàng đã đem vàng đến bán. Ngƣợc lại, nếu nhà đầu tƣ dự đoán giá vàng giảm, họ sẽ đến ngân hàng vay vàng ra bán cho cửa hàng. Cửa hàng vàng đem tiền đến mua thì số tiền này đƣợc đƣa vào ngân hàng trƣớc để làm tài sản thế chấp cho số vàng vay ra. Nhƣ vậy, nhà đầu tƣ chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ bằng 1/10 hoặc ít hơn tùy theo quy định tỷ lệ của Ngân hàng là có thể thực hiện nghiệp vụ này. Ngân hàng thì đơn thuần thực hiện nghiệp vụ tín dụng nhƣng khách hàng lại thực hiện việc đầu tƣ. Nghiệp vụ ngày xảy ra rủi ro cho cả hai phía, nếu dự đoán sai hƣớng thì nhà đầu tƣ phải chịu mất tải sản rất nhiều, vì họ dùng vốn của mình làm đòn bẩy tài chính. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng mua vàng với giá cao đem cho vay chƣa thu hồi đƣợc để bán hoặc không mua đƣợc khi giá vàng rẻ vì đã cho vay tiền giữ vàng thì ngân hàng đã thiệt hại. Đồng thời, khi giá vàng biến động, giả sử cho vay vàng thế chấp bằng tiền mặt thì khi giá vàng tăng xảy ra rủi ro tài sản đảm bảo sẽ không đủ xử lý nợ, ngƣợc lại khi cho vay tiền đồng thế chấp vàng thì giá vàng hạ sẽ khiến ngân hàng gặp rủi ro do khách hàng khi bán vàng cũng không thể đủ lƣợng tiền mặt đã vay của ngân hàng. Vì lợi nhuận lớn nên nghiệp vụ này thu hút nhiều nhà đầu tƣ.

1.2.3.Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng

dịch vàng qua tài khoản mới phát triển từ năm 2006. Vì vậy, khung pháp lý cho loại hình giao dịch qua sàn chƣa có, gây hạn chế rất nhiều trong việc phát triển thị trƣờng vàng và tạo liên thông giữa thị trƣờng vàng trong nƣớc và thị trƣờng vàng thế giới.

Hiện nay, đã có Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 và nghị định 64/2003/NĐ-CP ngày 11/06/2003 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 172/1999/NĐ về việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng, các luật thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế giá trị gia tăng mới [7],[8]. Theo đó, hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu dƣới dạng khối, thỏi, hạt, miếng…cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu do Ngân hàng nhà nƣớc cấp. Còn các hoạt động xuất nhập khẩu vàng trang sức, vàng chế biến, vàng nguyên liệu ở dạng bột, dây, lá thì không cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu. Hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu đều phải tuân theo quy định của Thủ Tƣớng về điều hành quản lý xuất nhập khẩu vàng. Các doanh nghiệp nhập khẩu trong nƣớc phải thực hiện nhập khẩu theo chuyến trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài kinh doanh vàng có thể đƣợc cấp giấy phép xuất nhập khẩu theo năm, thay vì theo từng chuyến nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc.

Tuy nhiên, giữa năm 2008, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ngƣng cấp quota nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp trong nƣớc, và điều này đã gây những tác động không tốt lên giá vàng trong nƣớc – nhất là khi giá vàng thế giới đang có nhiều biến động mạnh nhƣ thời điểm hiện tại. Trƣớc đây, khi hoạt động xuất nhập khẩu vàng còn bị hạn chế bởi quy định về quota thì thị trƣờng vàng Việt Nam đã có những chênh lệch nhất định với thị trƣờng vàng thế giới, có thể gây thiệt hại cho ngƣời kinh doanh vàng. Hiện nay, việc nhập khẩu lại bị ngừng khiến cho khoảng cách giữa hai thị trƣờng ngày càng rộng ra. Ví dụ nhƣ vào tháng 8/ 2008, khi giá vàng thế giới xuống dƣới US$860/ oz thì ngƣời dân trong nƣớc vội vàng mua vàng vào vì dự đoán đó là điểm đáy. Tuy nhiên, trong vài ngày sau đó, giá vàng thế giới tiếp tục rơi xuống US$800/ oz nhƣng giá vàng trong nƣớc vẫn không hạ, vẫn ở mức cao hơn giá thế giới 1 – 1,2 triệu đồng/ lƣợng.

Lúc này, ngƣời dân lại lo ngại giá vàng thế giới vẫn có thể lao dốc tiếp và bán ra, chịu lỗ. Khi thị trƣờng vàng thế giới điều chỉnh đi lên, các công ty kinh doanh vàng lại đẩy giá lên cao và có thể biện hộ rằng thời điểm trƣớc giá vàng trong nƣớc tăng cao khiến cho việc tiêu thụ bị chậm lại. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp ngày sẽ đƣợc lãi phần chênh lệch và ngƣời chịu thiệt lại là ngƣời dân.

Về thuế nhập khẩu đối với vàng hiện nay, mức thuế áp dụng tại Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nƣớc khác nhiều. Năm 1997, Ngân hàng nhà nƣớc quyết định thắt chặt quota nhập khẩu vàng và áp thuế nhập khẩu vàng ký là 5% còn vàng nguyên liệu là 3%. Thuế cao, thủ tục nhập quá khó khăn và thời gian kéo dài (48-72 tiếng) đã khiến cho tình trạng buôn lậu phát triển. Đứng trƣớc tình hình đó vào tháng 3 năm 2004, Bộ Tài chính ký quyết định giảm thuế nhập khẩu với vàng cốm từ mức 1% xuống còn 0,5% và vàng thỏi xuống từ 3% xuống còn 1%. Mức thuế này tuy đã giảm những vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới vì mức thuế nhập khẩu vàng các loại ở đa số các nƣớc này đều bằng 0%.

Tháng 5/ 2008, Bộ Tài chính ban hành quyết định số 29/2008/QĐ-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi đối với một số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi. Theo đó, tất cả các dạng sản phẩm vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chƣa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc ở dạng bột đều đƣợc nâng lên mức 1% thay cho mức 0,5% trƣớc đó.

Từ năm 2006 đến nay, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở Việt Nam đã đƣợc phát triển nhanh chóng, đa dạnh hóa danh mục đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi thị trƣờng chứng khoán đang gặp khó khăn và chƣa thể phục hồi. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chƣa có khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh qua tài khoản và làm hạn chế rất nhiều sự phát triển của thị trƣờng này. Hiện tại mới chỉ có Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN về việc kinh doanh vàng trên tài khoản nƣớc ngoài, nhƣng trên thực tế, số doanh nghiệp và ngân hàng đƣợc cấp phép là rất ít và

hoạt động này còn rất hạn chế. Trong thời gian vừa qua, hoạt động giao dịch vàng trên sàn diễn ra hết sức sôi nổi với lƣợng giao dịch bình quân trong ngày của một sàn vàng khoảng 200.000 lƣợng, tƣơng đƣơng với hơn 4.000 tỷ đồng. Các sàn giao dịch vàng đã mở rộng hệ thống đại lý nhận lệnh của mình qua các điểm giao dịch của các ngân hàng và công ty chứng khoán.

Ngày 6/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã ký ban hành thông tƣ số 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động này [6].

Thông tƣ số 01/2010/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài kể từ ngày 6/1/2010, trừ các giao dịch để tất toán, đóng tài khoản kinh doanh vàng nói trên. Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài có trách nhiệm tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nƣớc ngoài trƣớc ngày 30/3/2010.

Trƣớc đó, ngày 30/12/2009, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã có văn bản yêu cầu không đƣợc tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản trong nƣớc dƣới mọi hình thức, và chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nƣớc phải chấm dứt hoạt động.

Hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam vẫn bị hạn chế khá nhiều do hệ thống quy định chƣa rõ ràng, hợp lý. Giá vàng trong nƣớc vì vậy cũng không theo sát đƣợc mức giá của thế giới, thị trƣờng vàng bị bóp méo, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng kiếm lời trong khi thiệt hại lại thuộc về phía ngƣời mua vàng và nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)