Vàng có truyền thống từ rất lâu là một phƣơng tiện cất trữ an toàn vì giá trị của vàng vào thời nào vẫn đƣợc cố định. Trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, từ trƣớc mùa xuân năm 1975, có lẽ chƣa lúc nào, Việt Nam đƣợc bình yên trong một vài thế kỷ, việc lƣu dữ tiền luôn ẩn chứa những rủi ro bất trắc. Chỉ có vàng là loại tài sản đƣợc xem là có giá trị bất biến với thời gian – dù trong chế độ nào thì vàng vẫn luôn là vàng. Vàng cũng đƣợc dùng làm chuẩn đo giá trị của những tài sản lớn khác. Yếu tố chính trị là một trong những yếu tố khá quan trọng đối với biến động của giá vàng. Chính trị bất ổn có thể khiến giá vàng tăng mạnh do nhu cầu mua tích trữ lên cao, hoặc chính trị bất ổn ở những nƣớc có trữ lƣợng sản xuất vàng lớn cũng có thể là yếu tố tác
động mạnh lên giá vàng.
Năm 1980, giá vàng đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử tính đến thời điểm đó là 850 USD/ oz vào ngày 21/ 1. Sự kiện chính trị nhƣ Liên bang Xô Viết tấn công Afghanistan; những biến động chính trị ở Iran khi một số ngƣời Mỹ bị bắt làm con tin; đây cũng là năm cuối cùng trong lộ trình bán đấu giá vàng dự trữ của IMF là những nguyên nhân chính của việc tăng giá đột ngột này là do năm 1980. Đến những năm đầu của thế kỷ 21, cùng với đợt tăng giá của vàng vẫn là những bất ổn mới trên thế giới. Đó là các cuộc cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, giữa Palestin và Israel… Thêm vào đó, khi tổng thống George W. Bush lên nắm chính quyền cộng với sự kiện Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, vàng lại có hỗ trợ tốt để tăng giá.
Bất ổn trong chính trị xảy ra những vùng sản xuất vàng chủ yếu sẽ có thể làm gián đoạn nguồn cung vàng. Về phía cầu, khi tình hình kinh tế chính trị không ổn định, nhu cầu về vàng cũng có sự thay đổi lớn. Khi ngƣời tiêu dùng và các nhà đầu tƣ mất niềm tin vào ổn định chính trị, họ sẽ tìm đến vàng với vai trò dự trữ và phòng tránh rủi ro có thể xảy ra và ngƣợc lại. Ví dụ nhƣ tin Bắc Triều Tiên thử 2 tên lửa tầm ngắn cạnh biên giới Trung Quốc đã khiến vàng tăng giá thêm 1,5%, vài tháng sau sự kiện Triều Tiên bắn tên lửa vào vùng biển Nhật Bản khiến giá vàng tăng vƣợt mức 630 USD/oz. Trong khi đó, giữa năm 2006, tin thủ lĩnh Al Zarqawi của Al Qaeda bị tiêu diệt ở Iraq và trƣớc đó, tin tức về việc sự kiện hạt nhân Iran có thể giải quyết bằng đƣờng ngoại giao đã khiến giá vàng thế giới giảm mạnh, chỉ còn 608,2 USD/ ounce (tƣơng đƣơng 1,17 triệu đồng/chỉ).
Nhƣ vậy, yếu tố chính trị luôn là một trong những yếu tố quyết định đến tâm lý đầu tƣ và ảnh hƣởng đến xu hƣớng giá vàng. Trong trƣờng hợp này, vàng lại củng cố thêm vai trò là phƣơng tiện cất trữ an toàn và là nơi ẩn náu trong thời kỳ có nhiều bất ổn.