Tăng cƣờng hiểu biết và hạn chế các yếu tố tâm lý trong kinh doanh vàng

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 109 - 120)

Các nhà đầu tƣ và ngƣời dân mua vàng ở Việt Nam hiện nay vẫn theo tâm lý đám đông, đổ xô đi mua vàng hoặc bán vàng khi giá vàng biến động lớn mà không để ý đầy đủ tới các yếu tố liên quan xung quanh biến động đó. Điều này có thể dẫn đến việc giá vàng trong nƣớc không phản ánh đúng xu hƣớng giá vàng thế giới mà bị điều chỉnh mạnh do tâm lý nhà đầu tƣ. Bởi vậy, nhà đầu tƣ cần phải đƣợc trang bị những kiến thức cần thiết khi tham gia thị trƣờng vàng, bao gồm cả thị trƣờng vàng vật chất và thị trƣờng vàng giao dịch qua tài khoản. Ở thị trƣờng vàng vật chất, ngoài việc phải nắm đƣợc xu hƣớng của giá vàng thế giới, nhà đầu tƣ còn phải hiểu cơ chế giá vàng vật chất ở Việt Nam cũng nhƣ các cơ chế, chính sách đang đƣợc áp dụng cho thị trƣờng này. Một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng, ngƣời dân Việt Nam hiện đang có xu hƣớng đầu tƣ khá ngƣợc, khi giá lên thì đổ xô đi mua do ý nghĩ giá sẽ còn lên nữa và họ mua để tích trữ đợi bán với mức giá cao hơn, còn khi giá xuống thì lại đổ xô đi bán. Hầu hết những hoạt động đầu tƣ này chỉ theo cảm tính, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại lớn khi giá vàng đảo chiều. Việc đầu tƣ vào thị trƣờng vàng sàn còn đòi hỏi nhà đầu tƣ cao hơn nữa, vì giá vàng giao dịch trên sàn thƣờng bám sát với giá thế giới, giá vàng hiện nay tƣơng đối nhạy cảm và có thể đảo chiều rất nhanh. Ở nƣớc ngoài có các quỹ đầu tƣ, các công ty tƣ vấn và đầu tƣ tài chính với

những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về thị trƣờng và kinh nghiệm để các nhà đầu tƣ có thể ủy thác đầu tƣ. Tuy nhiên hiện nay, dịch vụ này ở Việt Nam chƣa phát triển. Vì thế trƣớc khi đầu tƣ, nhà đầu tƣ cần có những kiến thức nhất định. Chẳng hạn kiến thức về phân tích kỹ thuật (về bản chất cũng nhƣ phân tích chứng khoán), phân tích cơ bản (những yếu tố vĩ mô tác động đến giá vàng), nắm đƣợc quy luật về cung – cầu, dự báo các động thái trên thị trƣờng quốc tế… Các phƣơng pháp phân tích có thể học từ những giáo trình trong các trƣờng đại học chuyên ngành hoặc thông qua các khoá đào tạo ngắn hạn do các tổ chức chuyên nghiệp trong và ngoài nƣớc thực hiện...

KẾT LUẬN CHƢƠNG III:

Chƣơng III đã đƣa ra các dự báo về giá vàng trong thời gian tới dựa trên các cơ sở về triển vọng nền kinh tế quốc tế, về xu hƣớng biến động của đồng đô la Mỹ, xu hƣớng giá dầu thế giới và cung cầu về vàng. Từ đó đƣa ra các kiến nghị giúp ổn định giá vàng và phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam.

Ngoài một số yếu tố cần thiết để phát triển thị trƣờng vàng Việt Nam ở trên, các doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng cần cải thiện trình độ công nghệ và độ tinh xảo trong chế tác vàng. Chủ yếu hiện nay, Việt Nam xuất khẩu đồ trang sức sang các nƣớc khác, bởi vậy trong quá trình gia công, chế tác vàng, cần phải đảm bảo sự tinh khiết của vàng trong sản phẩm. Điều này sẽ tránh thua thiệt cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bạn hàng tiến hành phân kim và phát hiện hao hụt trong sản phẩm. Nói tóm lại, các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp để đƣa sản phẩm của mình tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu mang lại lợi luận cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong thời gian vừa qua, thị trƣờng vàng là một trong các thị trƣờng thu hút đƣợc sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tƣ với những biến động lớn, đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn cầu, đẩy nền kinh tế thế giới vào đình trạng suy thoái. Vàng là một kim loại quý đƣợc sử dụng khá phổ biến, vừa là một hàng hóa đặc biệt, vừa là một loại tiền tệ do những đặc tính lý hóa nổi bật, và các tính chất hiếm khác. Từ khi đƣợc con ngƣời phát hiện ra, vàng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những vai trò khác nhau, đặc biệt là trong cái giai đoạn phát triển của các chế độ tiền tệ, vàng luôn luôn đƣợc coi trọng và thể hiện đƣợc các đặc trƣng giá trị. Thị trƣờng vàng hiện nay đƣợc coi là kênh đầu tƣ thay thế hấp dẫn trong thời kỳ khủng hoảng, những cũng là thị trƣờng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việt Nam là một trong những thị trƣờng tiêu thụ vàng lớn nhất trong khu vực và trên thế giới. Trong một vài năm gần đây, những thay đổi trên thị trƣờng tài chính, tình hình chính trị trên thế giới đã tạo hỗ trợ tốt cho thị trƣờng vàng phát triển mạnh. Mốc tăng đầu tiên của vàng thế giới cũng nhƣ vàng Việt Nam là từ thời điểm năm 2006, và xu hƣớng này chững lại vào khoảng giữa năm 2008 nhƣng lấy lại đà tăng từ thời điểm tháng 2/ 2009 đến tận những tháng đầu năm 2010. Giá vàng tại thị trƣờng Việt Nam tuy chƣa liên thông hoàn toàn với giá vàng thế giới nhƣng vẫn phụ thuộc khá nhiều vào biến động của giá vàng thế giới, vì vậy giá vàng tại Việt Nam cũng chịu tác động từ các yếu tố chính nhƣ sự biến động của đồng USD, giá dầu, sức khỏe của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng, tình hình lạm phát, và biến động của các thị trƣờng liên quan nhƣ thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bất động sản. Bên cạnh đó, giá vàng vật chất hiện nay ở Việt Nam còn chịu ảnh hƣởng tƣơng đối lớn từ những chính sách của nhà nƣớc về xuất nhập khẩu, khiến xu hƣớng giá vàng trong nƣớc đôi khi không đi theo xu hƣớng chung của giá vàng thế giới. Điều này ảnh hƣởng lớn đến thị trƣờng vàng trong nƣớc do khả năng khai thác vàng ở Việt Nam chỉ đáp ứng đƣợc một phần rất nhỏ nhu

cầu thị trƣờng, và nhƣ vậy thị trƣờng không thể vận hành bình thƣờng đƣợc. Trong các yếu tố tác động đến giá vàng thì hiện nay, triển vọng của nền kinh tế thế giới và hƣớng đi của đồng USD đƣợc coi là có vai trò quyết định trong xu hƣớng của giá vàng. Nguồn cung vàng trên thế giới đang có xu hƣớng giảm trong khi cầu trên thị trƣờng này vẫn còn rất lớn. Trong trung hạn, giá vàng đƣợc nhận định sẽ đi theo xu hƣơng tăng do tình hình lạm phát có thể quay trở lại khi nền kinh tế phục hồi một chút và đồng USD đứng trƣớc nguy cơ giảm giá. Tuy nhiên, để thị trƣờng vàng Việt Nam vận hành tốt và tận dụng đƣợc những cơ hội mà giá vàng sắp tới có thể đem lại thì chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc phải có những biện pháp cải thiện thị trƣờng cụ thể. Trong đó, quan trọng nhất là hợp lý hóa phƣơng thức quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng để tạo liên thông với thị trƣờng vàng thế giới, bên cạnh việc phát triển hình thức kinh doanh vàng trên tài khoản, đa dạng hóa danh mục đầu tƣ cho thị trƣờng tài chính nói chung. Thị trƣờng vàng là một thị trƣờng tƣơng đối nhạy cảm và có nhiều biến động, vì vậy các nhà đầu tƣ cũng cần phải đƣợc trang bị các kiến thức đầu tƣ cần thiết, cũng nhƣ nguồn thông tin đầy đủ để đƣa ra quyết định đầu tƣ hiệu quả. Thị trƣờng vàng Việt Nam chắc chắn sẽ đạt đƣợc nhiều thành công, mang lại lợi ích cho nhiều bên nếu đƣợc vận hành tốt với một cơ chế điều hành thông thoáng, hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Chính phủ (1999), Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

3. Chính phủ (2003), Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/06/2003 sửa đổi bổ sung Nghị định số 172/1999/NĐ–CP về việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng, các luật thuế xuất nhập khẩu, luật thuế giá trị gia tăng mới.

4. Chủ biên PGS,TS. Trần Ngọc Thơ, PGS,TS. Nguyễn Ngọc Định và các tác giả PGS,TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, Thạc Sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2003), Tài Chính Quốc Tế, Nhà xuất bản Thống kê, TP.HCM. 5. Công ty cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (2010), Đồng USD

được dự báo tăng giá mạnh trong nửa đầu năm 2010, Hà Nội.

6. Đặng Hƣơng (2010), “Năm 2010 giá vàng khoảng 1.100 USD/ounce”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (số 15), tr.23

7. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2006), Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài.

8. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2010), Thông tư số 01/2010/TT-NHNN về việc chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài kể từ ngày 6/1/2010 và đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài trước ngày 30/3/2010.

9. Nguyễn Chí Trung (2006), “Tác động của giá vàng và lãi suất đôla Mỹ tiếp tục tăng cao”, Tạp chí Thương mại , (số 7), tr.8

10. Nguyễn Nga (2009), “Giá vàng liệu đã hết sốc”,Tạp chí Doanh nhân, (số 20/2009), tr.11.

11. Quý Đỗ (2006), “Tại sao giá vàng lên”, Tạp chí Tia sáng, (số 5), tr.6

12. Quỳnh Nga (2005), “Giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng do nỗi lo về lạm phát”, Tạp chí thương mại, (số 25), tr.14.

13. Trần Trọng Nghĩa (2008), Vàng trong đời sống kinh tế xã hội trên thế giới và ở Việt Nam, Viện khoa học tài chính, Hà Nội.

14. T.S Lê Vinh Danh (2006), Chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô của Ngân hàng trung ương, NXB Tài chính.

Tiếng Anh

15. Eugene F.Brigham (2008), Financial Management, Cengage Learning Publishing house, New York.

16. GFMS Ltd 2006, 2007, 2008, 2009), Gold Survey, USA.

17. James Turk, (2009), US Dollar Collapse and how to get profits from it,

International Business Publication, New York

18. Jeri Freedman (2009), The U.S. Economic Crisis, Rosen Publishing Group, USA.

19. London Bullion Market Association (2008), A guide to the London Precious Mentals Markets, London.

20. Paul Krugman (2009), The return of crisis economics and the 2008 crisis, The American academic press, Ohio. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Philip Klapwijk (2010), “LBMA forecast 2010, New york times, (số 10/2010). 22. Philip Newman (2008), The outlook for gold prices and US gold jewelry

demand, Baker Press Publisher, New York.

23. Ronald H.L. Tan (1982), The gold market, Singapore University Press, Singapore.

25. Toney Warwick Ching (2008), The International gold trade, Berkshire Publishing group, USA.

26. Wachovia Economic Group (2007, 2008, 2009), Personal finance and business financial services reports, USA.

27. William A.Flecken Skein (2009), Greenspan financial bubble – stupid period of FED, USA.

28. World Gold Council (2006, 2007, 2008), Gold Demand Trend, USA. 29. World Gold Council (2006, 2007, 2008), Gold Investment Digest, USA. 30. World Gold Council (2007), Moneytary history of gold, USA.

31. World Gold Council (2008), Why central bank hold golds, USA.

32. World Gold Council (12/2009), World official gold holdings, United Kingdom.

Websites 33. http://www.acb.com.vn/ 34. http://www.bloomberg.com/ 35. http://www.bullionvault.com/gold_market.do 36. http://www.cafef.vn/ 37. http://www.eximbank.com.vn/vietnam/ 38. http://www.forecasts.org/ 39. http://www.ft.com/ 40. http://www.cnbc.com/ 41. http://www.giavang.com.vn/home/ 42. http://www.giavang.net/ 43. http://www.giavangonline.com/ 44. http://www.gfms.co.uk/index.htm 45. http://www.gold.org/

46. http://www.inflationdata.com/ 47. http://www.kitco.com/ 48. http://www.mks.ch/index.php 49. http://www.reserveasset.gold.org 50. http://www.reuters.com/ 51. http://www.taichinhdientu.vn/ 52. http://www.thebulliondesk.com/ 53. http://www.vneconomy.vn/home.htm

PHỤ LỤC 01

PHỤ LỤC 02

PHỤ LỤC 03

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 109 - 120)