Tình hình kinh tế của các cƣờng quốc, nhất là Mỹ và Châu Âu

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 36 - 38)

Tình hình kinh tế Mỹ và các nƣớc Châu Âu cũng góp một phần lớn ảnh hƣởng đến giá vàng. Do đã phát triển nền kinh tế thị trƣờng và một nền tài chính phát triển đa

dạng, một khi nền kinh tế của các quốc gia này biến động thì các quốc gia khác cũng bị ảnh hƣởng do ít nhiều đã cùng tham gia vào thị trƣờng các nƣớc này thông qua các hoạt động nhƣ đầu tƣ trực tiếp, gián tiếp, mua trái phiếu, xuất khẩu, kinh doanh của các công ty đa quốc gia trên khắp thế giới. Tình hình tài chính của các quốc gia này đƣợc coi là kim chỉ nam cho nền kinh tế thế giới thông qua một loạt các chỉ số kinh tế đƣợc công bố định kỳ nhƣ:

Chỉ số đo lƣờng mức độ lạm phát: CPI, PPI, PCE; GDP;

Chỉ số tiêu dung: Chỉ số bán lẻ, bán sỉ, hàng hóa lâu bền; Chỉ số về sức sản xuất,

Lãi suất và các hoạt động đƣợc công bố khác của FED;

Thị trƣờng lao động: Báo cáo việc làm, chỉ số việc làm trong khu vực dịch vụ, chỉ số thất nghiệp;

Thị trƣờng nhà: Chỉ số nhà hoàn thành, Doanh số nhà mới, Doanh số nhà mua bán, Dự án cấp phép;

Dòng vốn: Báo cáo ngân sách, Cán cân thƣơng mại, Chỉ số niềm tin tiêu dung Chỉ số tổng hợp: Tài khoản vãng lai, ISM

Các chỉ số trên sẽ đƣợc các tổ chức tài chính và các nhà kinh tế học dự báo trƣớc. Tùy vào tình hình kinh tế mà các chỉ số này sẽ thể hiện tốt hay xấu. Nếu chỉ số chính thức giống nhƣ dự đoán thì thị trƣờng sẽ ít biến động còn ngƣợc lại thì thị trƣờng sẽ đảo chiều.

1.3.4.Chính sách tài chính – tiền tệ của các quốc gia trong điều hành nền kinh tế - Sức mạnh đồng USD

Chính sách tài chính – tiền tệ của một quốc gia thể hiện những biện pháp của Chính phủ đối với nền kinh tế của đất nƣớc đó.Trong thời gian qua, kể từ tháng 9/2007, FED đã 11 lần cắt giảm lãi suất từ 5,25% xuống còn từ 0 - 0,25% nhƣ hiện

nay. Mỗi lần FED cắt giảm lãi suất đều có những mục đích nhất định, thời gian qua là do tình hình suy thoái của Mỹ bắt nguồn từ khủng hoảng cho vay nợ dƣới chuẩn đã khiến FED buộc phải có các biện pháp để kích thích tiều dùng và đầu tƣ cho tăng trƣởng. Mỗi lần FED cắt giảm lãi suất thì giá vàng lại biến động tăng cao, do lo sợ tình hình kinh tế khó khăn và lạm phát tăng nên các nhà đầu tƣ đổ tiền vào vàng nhƣ một giải pháp an toàn. Bên cạnh đó, các động thái về chính sách tiền tệ của các nƣớc lớn cũng luôn tác động đến giá vàng. Năm 2009, khi các nƣớc OPEC dự định tìm kiếm một đồng tiền khác để định giá dầu thay cho đồng USD thì giá vàng tăng vọt do lo sợ đồng USD mất giá. Do đó, mỗi thay đổi chính sách tiền tệ của các quốc gia đều ảnh hƣởng đến giá vàng.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)