Dự báo mơi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 64 - 66)

3.2.2 .2Phân tích thống kê mơ tả các biến của lốp ơ tơ

4.3 Phân tích và dự báo mơi trường bên ngồi

4.3.3 Dự báo mơi trường kinh doanh

Do cao su thiên nhiên là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất săm lốp nên việc nhận định bản chất giá cao su là hết sức quan trọng. Một số các yếu tố

chính sau đây tác động tới giá cao su (xem phụ lục 14):

- Cán cân cung cầu.

- Diễn biến giá dầu mỏ.

- Sự mua vào, bán ra của các quỹ đầu tư, nhà đầu cơ.

- Sự thay đổi đột ngột về sản lượng do thiên tai.

- Yếu tố thời vụ.

- Sự biến động của tỷ giá hối đối.

Nếu như các chính sách và chủ trương của Chính phủ về chiến lược phát triển cây cao su cũng như các chính sách giúp bình ổn thị trường tiền tệ gĩp

phần làm ổn định giá cao su, thì trái lại, các nhận định về tình hình kinh tế

cũng như các diễn biến mới đây về chính sách bảo hộ của một số nước đối với ngành cơng nghiệp săm lốp lại làm cho tình hình dự báo càng khĩ khăn. Sau khi phía Mỹ và Brazil áp dụng mức thuế mới đối với các sản phẩm săm lốp

nhập khẩu từ Trung Quốc đã khiến cho thị trường săm lốp thế giới gặp nhiều biến động (Lốp xe chiếm 60% tổng tiêu thụ cao su thiên nhiên ở Trung Quốc và 50% tổng sản lượng lốp xe dành cho xuất khẩu. Xuất khẩu lốp xe của Trung Quốc sang Mỹ đạt kim ngạch 2 tỷ USD mỗi năm. Theo thống kê của cơ quan chức năng Mỹ, lượng lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ tăng gấp hơn ba lần trong giai đoạn từ 2004 đến 2008 và thị phần tăng từ 4.7% năm 2004 lên 16,7 % năm 2008).

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách lạc quan thì một số lý do sau đây hỗ trợ cho việc duy trì tốc độ phát triển ngành là:

¾ Thị trường lốp ơ tơ trên thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới,

đặc biệt ở Châu Á( Trung Quốc, Ấn Độ), Đơng Âu.

¾ Kinh tế VN đang trong giai đoạn tăng trưởng cao, hạ tầng được đẩy mạnh

đầu tư sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng phương tiện giao thơng.

¾ Nhu cầu săm lốp cho các phương tiện ngày càng cao do lưu lượng xe lưu thơng ngày càng tăng và tỷ trọng ơ tơ trên đầu người thấp.

Bảng 4.3 Dự báo lượng ơ tơ lưu hành trong các năm tới tại Việt Nam

Phương tiện vận tải 2009 2010 2015 2020

Xe con và xe du lịch 435.000 568.000 804.000 1.040.000 Xe khách 220.000 282.000 478.000 675.000 Xe tải nhẹ 250.000 279.000 429.000 580.000 Xe tải nặng 158.000 162.000 255.000 348.000 Các loại xe cơ giới khác 113.000 122.000 135.000 148.000

Tổng cộng 1.176.000 1.413.000 2.101.000 2.791.000

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)