Tổng quan về Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33 - 98)

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển

BIDV là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư và phát triển ở Việt nam và là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt nam.

Ngày 26/04/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 177/Ttg thành lập “Ngân hàng Kiến thiết Việt nam” tại Bộ Tài chính, thay thế cho “Vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản”. Ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán và quản lý vốn do Nhà nước cấp cho xây dựng cơ bản nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và hỗ trợ công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Đặc điểm cơ bản trong hoạt động của BIDV thời kỳ này là do chưa phải là một ngân hàng thương mại đa năng nên không huy động tiền gửi tiết kiệm và thực hiện các dịch vụ thanh toán như các ngân hàng quốc doanh khác; chủ yếu là giữ tiền gửi cho các doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng, hoạt động cho vay rất nhỏ, chỉ bó hẹp trong phạm vi các doanh nghiệp nhận thầu quốc doanh; hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là kiểm soát, theo dõi và thanh toán theo tiến độ hoặc theo kế hoạch của các công trình xây dựng cơ bản.

Nhằm cải tiến cơ chế hoạt động của Ngân hàng, ngày 24/06/1981, Chính phủ đã có quyết định số 259/CP về việc chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt nam trực thuộc Bộ Tài chính thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng được tổ chức theo hình thức của ngân hàng chuyên doanh. Bên cạnh nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam còn có nhiệm vụ thu hút và quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản các công trình không do ngân sách cấp hoặc không đủ vốn tự có, đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diện ngân sách đầu tư.

27

Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường; sau khi 02 Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời, ngày 14/10/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 401/CT thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV thay thế Ngân hàng Đầu tư và Kiến thiết cũ. Tiếp đó, ngày 26/11/1990, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định số 104 NH/QD phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của BIDV.

Đến năm 1994, BIDV được thành lập lại theo quyết định số 90/Ttg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 23/01/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 79 QĐ/NH5 qui định BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài chức năng huy động vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, phát triển; còn thực hiện các hoạt động của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Đồng thời, kể từ năm 1999, Chính phủ đã có quyết định chuyển hoạt động cấp phát từ Ngân hàng về Bộ Tài chính đảm nhiệm. Từ đó, BIDV trở thành một ngân hàng thương mại thực thụ, hoạt động đa năng như các ngân hàng thương mại khác. [27]

2.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước; được thành lập theo Quyết định số 90/TTg ban hành ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ; trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

- Hoạt động của BIDV chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và các qui định khác của pháp luật.

- BIDV là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế tổng hợp, được lập các quỹ tập trung theo qui định của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức của BIDV gồm Hội đồng Quản trị (Văn phòng và Ban kiểm soát), Ban Giám đốc (gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc), Văn phòng, các phòng, ban chức năng và các đơn vị thành viên. [27]

28

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức

Theo Quyết định số 318 QĐ/NH ngày 25/11/1996 về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động qui định BIDV có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt nam và bằng ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước và nước ngoài dưới các hình thức:

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và dân cư.

+ Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kỳ phiếu và trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.

+ Thực hiện các hình thức huy động vốn khác: Nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia và các cá nhân khác cho các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá.

+ Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính tín dụng trong nước và nước ngoài, các tổ chức và cá nhân nước ngoài khác.

- Thực hiện các hoạt động cho vay:

+ Cho vay dài hạn, trung hạn đầu tư phát triển và cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Việt nam đồng đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.

+ Đồng tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển. + Chiết khấu các loại chứng từ có giá.

- Thực hiện các hoạt động cho thuê tài chính, gồm cả nhập khẩu và tái xuất các thiết bị cho thuê.

- Thực hiện các hoạt động thanh toán L/C, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển, bảo lãnh đấu thầu, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh khác cho các doanh nghiệp, các trung gian tài chính trong và ngoài nước.

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và ngân hàng đối ngoại. - Đầu tư dưới các hình thức mua cổ phần, hùn vốn, góp vốn liên doanh, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, trung gian tài chính.

29

- Thực hiện các hoạt động cầm cố động sản, kinh doanh vàng bạc đá quý. - Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới đại lý phát hành chứng khoán. - Thực hiện kinh doanh, môi giới đại lý dịch vụ bảo hiểm.

- Cất giữ, bảo quản và quản lý các chứng khoán giấy tờ trị giá bằng tiền và các tài sản quý khác cho khách hàng.

- Đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước do BIDV quản lý để sử dụng và kinh doanh; cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tiếp nhận các khoản nợ khó đòi và các tài sản thế chấp, cầm cố;

+ Tái cơ cấu các khoản nợ khó đòi thông qua mở rộng, giảm lãi vay, tiếp tục đầu tư hoặc chuyển đổi thành vốn cổ phần của ngân hàng;

+ Giải quyết các khoản nợ khó đòi bằng các biện pháp thích hợp như tái xây dựng, nâng cấp để bán, cho thuê hoặc chuyển hoá thành vốn cổ phần;

+ Mua và bán các khoản nợ khó đòi của các tổ chức tín dụng hoặc các Công ty quản lý tài sản khác.

- Thực hiện nhiệm vụ uỷ nhiệm của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam có tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment and Development of Viet nam, viết tắt là BIDV; Hội sở chính tại Tòa nhà Vincom city, 191 Bà triệu, TP Hà nội. Tính đến 31/12/2009, mô hình tổ chức của BIDV gồm:

- Khối các ban, phòng chức năng; - 200 Chi nhánh tỉnh, thành phố;

- 03 Sở giao dịch (02 tại Hà nội và 01 tại TP Hồ Chí Minh); - 02 Công ty Cho thuê tài chính;

- 01 Công ty Chứng khoán;

- 01 Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; - 01 Trung tâm Đào tạo ;

30

- 04 Liên doanh gồm Ngân hàng Liên doanh VID Public, Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga và Công ty Bảo hiểm Việt – Úc (BIDV-QBE).

Đến 31/12/2009, tổng số cán bộ, nhân viên toàn hệ thống BIDV là trên 10.000 người; trong đó 80% là cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. [28]

2.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các năm gần đây Phát triển Việt Nam qua các năm gần đây

Trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ năm 1995 đến nay, BIDV đã đổi mới toàn diện, phát triển cả bề rộng và chiều sâu, từng bước chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo cơ chế thị trường. Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới của ngân hàng hiện đại được ứng dụng đã từng bước đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động hiệu quả, an toàn, BIDV đã cùng với toàn ngành ngân hàng hoàn thành mục tiêu góp phần ổn định các cân đối vĩ mô, phát triển kinh tế xã hội đất nước. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV các năm 2005-2009 được thể hiện tại bảng số 2.1.

Bảng 2.1 :Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV trong 05 năm (2005-2009)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 1. Tổng giá trị tài sản 139.435 174.892 204.478 232.720 296.622 2. Lợi nhuận trước thuế 1.432 1.721 2.112 2.600 2.912 4. Vốn huy động 135.641 149.542 164.500 187.908 219.735

5. Dư nợ tín dụng bình quân 72.453 90.601 118.106 137.846 173.407

31

2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam từ năm 2005 đến nay

2.2.1. Tổ chức hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Việt Nam

Kể từ năm 1990, nền kinh tế trong nước bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường nên các giao dịch ngoại thương đã có điều kiện phát triển làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên. Đặc biệt từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV, từ tháng 3 năm 1993, Phòng Kinh tế đối ngoại tại Trung ương của BIDV bắt đầu thực hiện một số nghiệp vụ TTTM. Năm 2004, BIDV xây dựng triển khai mô hình hoạt động TTTM trong hệ thống BIDV nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán theo hướng thành lập Trung tâm Tài trợ thương mại tại Hội sở chính và thu gọn các chi nhánh có chất lượng kém và doanh số nhỏ, tiến tới vừa đảm bảo mở rộng mạng lưới khách hàng, vừa nâng cao tính an toàn trong hoạt động TTTM của BIDV. Trong phòng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vừa có trung tâm tài trợ thương mại (TFC) có chức năng thực hiện các nghiệp vụ TTTM thay mặt cho các chi nhánh nguồn vừa có bộ phận quản lý chung hoạt động TTTM của toàn hệ thống.

Mô hình hoạt động TTTM của BIDV được tổ chức theo ngành dọc. Hội sở chính BIDV là đầu mối thanh toán với nước ngoài của cả hệ thống. Chỉ có Hội sở chính BIDV mới được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tại các Ngân hàng nước ngoài. Mô hình hoạt động TTTM tại hội sở chính bao gồm 2 bộ phận:

Bộ phận trung tâm tài trợ thương mại (TFC):

-Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại cho các khách hàng có quan hệ trực tiếp tại Hội sở chính

-Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ TTTM cho các chi nhánh thực hiện TTTM trực tiếp khi chi nhánh không đủ điều kiện và cho các chi nhánh chưa làm TTTM trực tiếp.

32

-Thực hiện các giao dịch TTTM của các chi nhánh đã đủ điều kiện thực hiện TTTM trực tiếp nhưng vượt thẩm quyền của chi nhánh

-Thực hiện chức năng trung tâm gửi/nhận và xử lý các trường hợp phát sinh liên quan đến điện SWIFT/TELEX phục vụ tài trợ thương mại của toàn hệ thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ phận quản lý hoạt động TTTM toàn hệ thống

- Xây dựng chương trình công tác, triển khai thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại trong toàn hệ thống.

- Xây dựng qui chế, qui trình và các văn bản chế độ liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

- Thực hiện đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng, thông tin tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ thương mại cho các chi nhánh.

- Đầu mối tổng hợp báo cáo hoạt động về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.

- Tham mưu, giúp việc cho cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc mô hình tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, mở rộng phạm vi nghiệp vụ TTTM bao gồm các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh nước ngoài bảo đảm nhanh chóng, chính xác, an toàn.

- Nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ mới của nghiệp vụ tài trợ thương mại nhằm mở rộng các loại hình dịch vụ của Ngân hàng.

- Phối hợp với các Phòng Quan hệ quốc tế và Ngân hàng đại lý nghiên cứu đề xuất các chính sách hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế trong quá trình mở rộng dịch vụ nhằm đa phương hoá các mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế; các điều kiện điều khoản trên tài khoản NOSTRO của BIDV cũng như việc triển khai sử dụng .

- Đề xuất thẩm quyền phê duyệt giao dịch cho cán bộ thuộc Trung tâm tài trợ thương mại và chi nhánh được phép.

2.2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hiện tại, hoạt động TTTM được thực hiện tại các chi nhánh của BIDV tại ba bộ phận chính: Quan hệ Khách hàng, Quản trị Tín dụng và Thanh toán Quốc tế.

33

Trong đó, bộ phận Quan hệ Khách hàng/ Quản trị tín dụng là đầu mối tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu cung cấp dịch vụ TTTM, đánh giá và cung cấp hạn mức cho vay cũng như quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Bộ phận Thanh toán Quốc tế đóng vai trò là bộ phận tác nghiệp cho các nghiệp vụ TTTM phát sinh.

Để đánh giá về hoạt động TTTM tại BIDV trong thời gian qua, trước hết chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về thực trạng của những hoạt động TTTM chính.

2.2.2.1. Hoạt động tài trợ xuất khẩu

Hoạt động tài trợ xuất khẩu của BIDV đang ngày càng phát triển, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở phương thức tín dụng chứng từ (thông báo, thanh toán và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất) và nhờ thu hàng xuất

* Hoạt động tài trợ xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ .

+ Nghiệp vụ thông báo thư tín dụng.

Đối với BIDV, nghiệp vụ thông báo L/C hàng xuất ngày càng phát triển qua các năm. Để đạt được kết quả này, ngoài lý do hoạt động xuất khẩu của khách hàng Việt nam ngày càng phát triển, còn lý do quan trọng là việc mở rộng quan hệ đại lý của BIDV với các Ngân hàng nước ngoài trên toàn cầu.

Bảng 2.2: Tình hình thông báo L/C hàng xuất tại BIDV

Đơn vị: triệu USD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33 - 98)