Xây dựng hệ thống quy trình hướng dẫn nghiệpvụ toàn diện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74 - 75)

Hiện nay, khung pháp lý về tài trợ thương mại của Việt Nam vẫn chưa được hình thành là một trở ngại lớn cho các ngân hàng trong hoạt động TTTM. Ta mới chỉ có luật về thương phiếu mà chưa có các luật điều chỉnh một cách toàn diện các phương thức thanh toán như Tín dụng chứng từ, nhờ thu…Các văn bản pháp luật điều chỉnh các phương thức thanh toán mới chỉ dừng lại ở mức các văn bản dưới luật hướng dẫn hoặc quy định một số nội dung cụ thể, ví dụ như Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Công văn số 931/1997/CV-NHNN7 ngày 17/11/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức ký quỹ tối thiểu cho L/C trả chậm… Việc áp dụng UCP 600, URC 522, URR 725 vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam mới chỉ là tự phát của các ngân hàng mà chưa có một sự hướng dẫn thống nhất từ Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước.

Để khắc phục những bất cập này, BIDV Hội sở chính với vai trò chỉ đạo điều hành hoạt động TTTM của cả hệ thống đã ban hành Quy đinh 5051/QĐ-TTTTM ngày 31/08/2009 của BIDV về trình tự nghiệp vụ Tài trợ thương mại. Tuy nhiên, để Quy trình này thực sự đạt hiệu quả cao và thống nhất trong toàn hệ thống, Hội sở chính cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như các văn bản liên quan đến hoạt động TTTM để các chi nhánh có cơ sở triển khai hoạt động như qui chế về hoạt động TTTM, cơ chế cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ như Hướng dẫn chuyển nhượng thư tín dụng, Hướng dẫn chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C, nhờ thu… các văn bản hướng dẫn

68

triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ TTTM mới phải được cập nhật thường xuyên, chi tiết để các chi nhánh có căn cứ thực hiện và hướng dẫn khách hàng.

Quy trình TTTM được ban hành quy định cụ thể các bước giao dịch thực hiện nghiệp vụ TTTM, trách nhiệm của các cá nhân và bộ phận tham gia vào hoạt động TTTM, các chứng từ cần thiết trong từng loại nghiệp vụ. Quy trình TTTM như một văn bản hướng dẫn trình tự tiến hành các giao dịch TTTM một cách thống nhất trong toàn hệ thống, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, nhằm hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ giúp cho các chi nhánh khi có phát sinh giao dịch TTTM có cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật và các thông lệ quốc tế. Tất cả các văn bản này bổ sung vào hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước tạo nên một hành lang pháp lý cho hoạt động TTTM tại BIDV. [7]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)