Để hiểu về hiệu quả hoạt động TTTM, trước tiên chúng ta có một cái nhìn khái quát về hiệu quả kinh tế.
Trong hoạt động kinh tế, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên các phương diện: Hiệu
21
quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Còn hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất
Với cách hiểu khái quát như vậy, khi thu hẹp vào phạm vi của hoạt động TTTM, ta có thể hiểu rằng, hiệu quả hoạt động TTTM chính là mối tương qua so sánh giữa những lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động TTTM trong ngân hàng so với những chi phí bỏ ra, và bên cạnh đó chính là mối tương quan giữa những lợi ích khác – đó là những lợi ích về uy tín, thương hiệu, tăng trưởng....
Hoạt động TTTM là một hoạt động kinh doanh dịch vụ đặc thù khác với các hoạt động kinh tế khác, trong đó sản phẩm đầu ra của nó đôi khi không lượng hóa được bằng các con số đơn thuần. Hiệu quả của hoạt động này, do đó, không đo lường được bằng tỷ lệ doanh thu đầu ra và chi phí đầu vào, mà nó phản ánh bằng các con số tăng trưởng – tăng trưởng về doanh số qua các năm, tăng trưởng về phí. Và hơn hết, hiệu quả của hoạt động này cao hay không lại phụ thuộc đa phần vào các chỉ tiêu không lượng hóa được như sự gia tăng về uy tín, sự trung thành của khách hàng, độ tín nhiệm của ngân hàng đối tác, sự mở rộng về trình độ chuyên môn.... Và như vậy, khi phân tích về hiệu quả của hoạt động này chính là việc đi sâu phân tích những khía cạnh trên.