3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
* Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà
nước cần có các văn bản dưới luật hướng dẫn các hoạt động tài trợ thương mại
Cần có văn bản quy định quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhà
83
nhập khẩu và các ngân hàng khi tham gia sử dụng L/C cần phải được hợp lý hoá
trên cơ sở luật quốc gia.
- Trong nghiệp vụ tài trợ thương mại, BIDV đã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm… nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên biện pháp tự bảo vệ này có hiệu quả như thế nào còn tuỳ thuộc vào các quy định trong nước. Một ví dụ cụ thể là khi phát hành L/C bằng vốn vay hoặc vốn tự có ký quỹ dưới 100%, BIDV yêu cầu vận đơn phải được lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành. Theo thông lệ quốc tế về vận tải, vận đơn đó cho phép ngân hàng được quyền nhận hàng hoặc bán hàng cho khách hàng khác nếu người mở L/C không đủ khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán, để thu hồi khoản tiền phải thanh toán thay cho người thụ hưởng của L/C. Do vậy biện pháp trên của ngân hàng là hoàn toàn cần thiết và hợp lý, theo đúng thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, rất nhiều trường hợp Hải quan không cho phép Ngân hàng nhận hàng của người đề nghị mở L/C. Như vậy, việc áp dụng thông lệ quốc tế tại từng quốc gia còn phụ thuộc vào luật pháp quốc gia.
- Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước còn cần có những quy định về các phương thức tài trợ thương mại hiện đại như Factoring, Forfaiting, Packing Credit, Bill Purchase … vốn đã rất phổ biến trên thế giới nhưng lại là một dịch vụ mới ở Việt Nam.
* Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá thích hợp: Để tạo điều kiện cho các
Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Nhà nước nên xây dựng cơ chế như:
- Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện TTTM được mua bán trên thị trường.
- Đa dạng hoa các hình thức giao dịch mua bán ngoại tệ như mua bán giao ngay (Spot), mua bán có kỳ hạn (Forward), mua bán quyền lựa chọn (Option) …
- Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân hàng trung ương, các Ngân hàng thương mại, những người môi giới… nhằm tạo cho thị trường hoạt động với tỷ giá chuẩn hơn, sát thực tế hơn.
84
Chỉ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối phát triển thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển, hạn chế rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia hoạt động tài trợ thương mại.
* Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thực tế
Việc lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết quản lý của nhà nước là hoàn toàn hợp lý, song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá dần. Việc tự do hoá dần cơ chế điều hành tỷ giá cần có bước đi hợp lý. Trước mắt, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chưa ổn định, thị trường ngoại hối đang hoàn thiện, vẫn cần có sự điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước thông qua việc điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá, cụ thể là:
- Cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách liên tục, có hệ thống.
- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nước tương ứng với nhịp độ phát triển cảu kim ngạch xuất nhập khẩu
- Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh hối đoái của các Ngân hàng thương mại. Tiếp tục xây dựng phương pháp tỷ giá theo rổ đồng tiền.
- Xác định cơ cấu dự trự ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá rổ ngoại tệ mạnh, không nên neo giữ đồng VN vào USD. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại.
* Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC)
Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã góp phần tích cực vào công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an toàn về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và tài trợ thương mại. Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là vô cùng quan trọng trước khi ngân hàng quyết định mở L/C, xác nhận L/C, chiết khấu chứng từ… Tuy nhiên, thông tin do CIC cung cấp hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế vì lượng thông tin còn quá ít,
85
và chưa kịp thời. Vì vậy để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao cần thực hiện một số vấn đề sau:
- Tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước để có điều kiện thu thập, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hiện đại hoá các quy trình nghiệp vụ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và Internet.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về dư nợ của các doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng.
- Xây dựng cơ chế đề nghị và cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp cần thiết.
3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ban, Ngành liên quan
Bộ thương mại cần hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt nhập khẩu để cải thiện cán cân tài trợ thương mại. Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngoại thương vừa vững vàng về lý luận chính trị đồng thời phải hiểu biết sâu về nghiệp vụ ngoại thương và kiến thức về thị trường quốc tế
Ngành hải quan cần cải cách hệ thông ban hành thủ tục giấy tờ liên quan đến giao nhận hàng hóa ngoại thương để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, phổ biến rộng rãi về chế độ thủ tục giấy tờ để cán bộ ngoại thương và cán bộ ngân hàng có thể hoàn thành công việc của mình với chất lượng cao nhất.
Tình trạng nhập siêu kéo dài trong nhiều năm tại Việt Nam ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh qua các năm nhưng vẫn còn rất khiêm tốn. Chúng ta vẫn chưa thâm nhập được vào các thị trường nhập khẩu trực tiếp có quy mô lớn và ổn định. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu nên chưa có khả năng tạo ra ưu thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu còn nghèo nàn, lạc hậu về chủng loại, hàng nguyên liệu, hàng chưa qua chế biến chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng không ổn
86
định do vậy năng lực xuất khẩu còn hạn chế. Vì vậy để phục vụ cho chiến lược hướng về xuất khẩu, nhằm mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững cho nền kinh tế, Nhà nước với sự phối hợp của các Bộ, Ban, Ngành liên quan cần có các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại đối với những thị trường lớn như Mỹ, Nhật bản, EU, ASEAN, Trung Quốc, Đông Âu… Xây dựng thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường mới và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Có chính sách đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm.
- Có chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu thông qua vịêc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như thuế, lãi suất cho vay…
- Thành lập quỹ tín dụng xuất khẩu để tiến tới thành lập ngân hàng xuất
nhập khẩu với chức năng tài trợ xuất khẩu dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó
87
KẾT LUẬN
Xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay đã mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh quốc tế cho các khách hàng và Ngân hàng thương mại trong nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trước cơ hội mới đã có rất nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn tồn tại một số những tồn tại nhất định.
Với mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài, những nội dung được đề cập giải quyết trong luận văn là:
1. Phân tích cơ sở lý luận chung về tài trợ thương mại và hiệu quả tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại.
2. Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VIệt Nam trong 5 năm qua, từ đó phân tích các nguyên nhân chính ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
3. Đề xuất một số giải pháp đối với Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Ngân hàng là phát triển bền vững.
Luận văn đã đề xuất 9 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại. Đây là những giải pháp tổng hợp, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngoài ra những kiến nghị đề xuất đối với Nhà nước, với các Bộ, Ngành chức năng là xuất phát từ những vấn đề bức xúc của các Ngân hàng thương mại hiện nay với mong muốn xây dựng một ngành Tài chính - Ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
88
Bài luận văn được trình bày ở trên là quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả, từ những tài liệu lý luận cơ sở, những thông lệ quốc tế đến thực tiễn xử lý công việc hàng ngày tại phòng thanh toán quốc tế - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Bài luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhưng tác giả hi vọng rằng những đề xuất được nêu trong bản luận văn sẽ đóng góp một phần nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình phát triển.
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1.Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội
2.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Công văn số 5953/CV- PTSP: Hướng dẫn nghiệp vụ chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ hàng xuất theo hình thức chuyển tiền điện.
3.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Quy định số 3049/QĐ- PTSP: Quy định về Chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C trả ngay.
4.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Quy định số 4795/QĐ- PTSP: Quy định về Chiết khấu có truy đòi hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C và nhờ thu.
5.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Quy định số 5051/QĐ- TTTM: Quy định về nghiệp vụ tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
6.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2005,2006,2007,2008,2009), Báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh thường niên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
7.Lê Thị Kim Ngân (2005). Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trên cơ sở áp dụng các tập quán quốc tế của ICC. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Ngoại thương. Hà Nội
8.Phan Thị Thanh Nhàn (2002). Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong tiến trình thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Ngoại thương. Hà Nội.
90
10.Nguyễn Thị Quy (1995). Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam. Luận án Tiến sỹ khoa học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội.
11.Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội
12.Nguyễn Văn Tiến (2008), Cẩm nang Tài trợ thương mại Quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội
13.Nguyễn Văn Tiến (2005), Tài chính Quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội.
14.Văn phòng Chính phủ (2006), Quy định số 160/2006/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối
Tiếng Anh
15.ICC (1995), Uniform Rules for Collections 522 Revision 1995. Paris
16.ICC (2007), Uniform Customs and Practice for Documentary Credit 600 Revision 2007. Paris
Websites
17.ANZ Bank (2009),
http://www.anz.com/edna/dictionary.asp?action=content
&content=trade_finance
18.Bộ tài chính (2010), http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612& ItemID= 64840
19.Công ty chứng khoán BIDV (2010), http://www.bsc.com.vn/News/2010 /1/30/ 80647.aspx
20.Dennis R. Chrisbaum (2009), International Trade Financing Resources, http:
//www.kesdee.com/html/Bank_Branch_Management_Trade_Finance.html 21.Diễn đàn kế toán (2009), http://danketoan.com/forum/showthread=90236
22.Diễn đàn kiểm toán Việt Nam (2009), http://www.kiemtoan.com.vn/forum/ showthread.php?t=1720
91
23. Diễn đàn trường ĐH Ngoại thương (2009), http://ftu-forum.net/forums/
showthread.php?9512-Những-rủi-ro-thường-gặp-trong- thanh-toán-bằng-L- C
24.Trade finance – Financial intelligence for global trade (2008), http://www. tradefinancemagazine.com/Article/2471691/ICC-Rethinking-Trade-
Finance-2010.html
25.Forecasts.org (2010), http://www.forecasts.org/data/index.htm
26.Hansen.Fay (2004), Trade finance innovations in global banking,
http://www.allbusiness.com/finance/146333-1.html
27. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (22/11/2009), http://bidv.com.vn/ aboutus_history.asp
28. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (20/10/2009),
http://bidv.com.vn/ branch_bac.asp
29.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (28/11/2009), http://10.53.4.4/ bantinkinhte/btkt1.htm
30.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (28/11/2009),
http://bidvportal.vn/ kehoachphattrien
31.Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (2009), http://www.acb.com.vn /codong/images/pdf-cbtt/bancongbothongtin-59.pdf
32.Regent Group (2010), http://www.regentgroup.co.za/index2.php?option= comcontent&do_pdf=1&id=39
33.Trade finance – Financial intelligence for global trade (2008), http://www .tradefinancemagazine.com/AboutUs/Stub/WhatIsTradeFinance.html
34.US Department of Commerce, International Trade Administration (2007), Trade Finance Guide, http://www.trade.gov/media/publications/pdf/ trade_finance_guide2007.pdf
35.US Federal of Reserve (2008), http://www.federalreserve.gov/ releasedinterest
36.Vnexpress.net (2009), http://vnexpress.net/GL/Kinhdoanh/Chungkhoan /2009/07/ BA11CAF/