2.3.2.1. Sản phẩm tài trợ thương mại chưa thực sự đa dạng
Với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho các khách hàng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, BIDV hiện đang cung cấp các sản phẩm TTTM chính gồm:
- Các sản phẩm tài trợ nhập khẩu: Phát hành L/C, nhờ thu (D/A, D/P), thanh toán bộ chứng từ hàng nhập, chấp nhận thanh toán trả chậm
- Các sản phẩm tài trợ xuất khẩu: thống báo L/C xuất, nhờ thu xuất khẩu, gửi bộ chứng từ xuất khẩu đòi tiền, chuyển nhượng L/C, xác nhận L/C
- Sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất - Phát hành bảo lãnh ngân hàng
47
Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại đều có các sản phẩm tương tự. Mặc dù hệ thống sản phẩm TTTM của BIDV có nhiều sản phẩm đặc trưng gắn với hình ảnh BIDV tiền thân là ngân hàng phục vụ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tuy nhiên so với các ngân hàng khác, BIDV còn thiếu một số sản phẩm TTTM như:
- Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập (như ACB)
- Bao thanh toán, gồm: bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất nhập khẩu (như Vietcombank, Techcombank, ACB)
- Thấu chi doanh nghiệp (như ACB, Techcombank) [6]
2.3.2.2. Quá trình tác nghiệp còn tồn tại những sai sót + Trong phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trong hoạt động TTTM tại BIDV. Tuy rằng đây là một phương thức được đánh giá là tương đối an toàn, dung hoà được quyền lợi của các bên tham gia nhưng đây cũng là phương thức thanh toán mang lại cho ngân hàng nhiều rủi ro nhất trong các phương thức thanh toán được sử dụng trong hoạt động TTTM. Trong phương thức này, trách nhiệm của ngân hàng phát hành là lớn nhất, kỹ thuật phức tạp nhất, đòi hỏi các bên liên quan phải thực sự am hiểu về nghiệp vụ ngoại thương từ việc ký kết hợp đồng, quy định các điều khoản giao hàng, vận tải, bảo hiểm… cũng như quy định của UCP 600 và các thông lệ quốc tế. Việc thanh toán theo thư tín dụng hoàn toàn dựa vào chứng từ, tách rời hàng hoá và hợp đồng. Do vậy, nhà nhập khẩu cần phải biết quy định các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng như thế nào để phản ánh được đầy đủ và chính xác các quy định trong hợp đồng, đảm bảo rằng thông qua các chứng từ xuất trình có thể kiểm soát được việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng của nhà xuất khẩu. Do vậy có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu như ngân hàng phát hành không thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình, cụ thể là:
Không phải nhà nhập khẩu nào cũng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để bảo vệ quyền lợi của mình. Do vậy trách nhiệm đầu tiên của ngân hàng phát hành là phải tư vấn cho nhà nhập khẩu trong việc quy định các điều khoản của thư tín dụng có lợi cho mình, thậm chí có những trường hợp cần phải tư vấn cho khách hàng từ
48
khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những hợp đồng có trị giá lớn, hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị, điều khoản thanh toán phức tạp, thanh toán làm nhiều lần.
Ví dụ, hợp đồng ngoại thương nhập khẩu nguyên liệu là bột nhôm quy định hàng hoá được thanh toán khi người mua đã nhận được hàng tại cảng đến nhưng lại quy định phải xuất trình một bộ vận đơn đầy đủ tại ngân hàng phát hành. Đây chính là một cái bẫy của nhà xuất khẩu vì nhà nhập khẩu không thực sự am hiểu kiến thức ngoại thương. Nếu toàn bộ bộ vận đơn đầy đủ được xuất trình qua ngân hàng, nhà nhập khẩu muốn lấy hàng thì phải có được vận đơn do ngân hàng phát hành đang nắm giữ. Theo quy định của UCP600, muốn lấy được bộ chứng từ để đi nhận hàng thì nhà nhập khẩu bắt buộc phải chấp nhận thanh toán cho dù bộ chứng từ có bất đồng. Như vậy, chỉ thông qua quy định xuất trình vận đơn, nhà xuất khẩu đã ràng buộc được nhà nhập khẩu phải thanh toán rồi mới được nhận hàng, trong khi nhà nhập khẩu vẫn tin tưởng rằng mình sẽ được nhận hàng rồi mới phải trả tiền. Để tránh được rủi ro này, ngân hàng cần tư vấn cho khách hàng phải sửa đổi hợp đồng trong đó quy định 2/3 vận đơn chính lập theo lệnh của nhà nhập khẩu được gửi qua ngân hàng, 1/3 vận đơn chính còn lại được gửi trực tiếp cho khách hàng cùng với các chứng từ liên quan khác để nhà nhập khẩu có thể đi nhận hàng, phù hợp với điều khoản thanh toán sau khi nhà nhập khẩu nhận hàng tại cảng đến.
Một trường hợp khác rất hay gặp khi thanh toán các hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị là việc thanh toán được chia thành 2 lần. 80% sẽ được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ giao hàng. 20% còn lại sẽ được thanh toán sau khi lắp đặt chạy thử và nghiệm thu xong. Việc nghiệm thu sẽ được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày giao hàng. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu thường yêu cầu nhà nhập khẩu quy định trong L/C là : “20% contract value will be paid against presentation of acceptance certificate signed and stamped by the applicant but not later than 6 months from the shipment date” ( tạm dịch là: 20% trị giá hợp đồng sẽ được thanh toán khi xuất trình giấy chứng nhận do nhà nhập khẩu ký và đóng dấu nhưng không muộn hơn 6 tháng kể từ ngày giao hàng). Trong hợp đồng, thời hạn 6 tháng được
49
quy định đối với việc ký biên bản nghiệm thu, nhưng việc thanh toán 20% còn lại chỉ được thực hiện trên cơ sở xuất trình biên bản nghiệm thu đã được ký và đóng dấu. Tuy nhiên khi chuyển sang thư tín dụng, điều kiện thanh toán 20% còn lại đã thay đổi, bị ràng buộc thêm thời hạn 6 tháng. Nếu trong vòng 6 tháng không ký được biên bản nghiệm thu thì nhà nhập khẩu vẫn phải thanh toán. Sự thay đổi này gây bất lợi cho nhà nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp, tuy BIDV đã tư vấn cho khách hàng sửa đổi điều kiện này, nhưng do bị ép từ phía nhà nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu Việt Nam vẫn phải chấp nhận. Kết quả là dây truyền sản xuất vẫn chưa được chạy thử và nghiệm thu vì chưa lắp đặt xong nhưng nhà nhập khẩu đã phải thanh toán toàn bộ trị giá lô hàng cho nhà xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Một tình huống sai sót tác nghiệp nữa là việc thông báo bất đồng quá thời hạn quy định của UCP 600. Cán bộ BIDV nhận được bộ chứng từ đòi tiền theo thư tín dụng từ ngân hàng chiết khấu nhưng không kiểm tra ngay, để quá thời hạn 5 ngày làm việc theo quy định của UCP 600. Khi nhận được điện tra soát của ngân hàng chiết khấu vì chưa thanh toán, kiểm tra lại hồ sơ mới phát hiện ra bộ chứng từ bị quên. Mặc dù chứng từ có lỗi bất đồng là giao hàng muộn nhưng BIDV đã mất quyền từ chối chứng từ bất đồng. Trong trường hợp này, về nguyên tắc, BIDV phải tự thanh toán cho ngân hàng chiết khấu bằng tiền của ngân hàng và chịu rủi ro vì nhà nhập khẩu hoàn toàn có quyền từ chối nhận chứng từ. Tuy nhiên, do khách hàng thực sự cần lô hàng để sản xuất, và lỗi bất đồng của bộ chứng từ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của lô hàng, nên cuối cùng, sau khi đàm phán vói ngân hàng, họ cũng đã đồng ý thanh toán và đi nhận hàng. BIDV đã phải trả một khoản tiền phạt chậm thanh toán cho ngân hàng chiết khấu.
Một hạn chế về kỹ thuật tác nghiệp nữa là việc BIDV thông báo bất đồng không hợp lệ. Cán bộ tại một chi nhánh của BIDV đã nhận được một bộ chứng từ theo thư tín dụng, sau khi kiểm tra thì cho rằng bộ chứng từ có bất đồng do xuất trình bản sao giấy chứng nhận xuất xứ thay vì bản chính như thư tín dụng quy định, và thông báo bất đồng đó cho nhà nhập khẩu. Khi nhận được thông báo tình trạng
50
bộ chứng từ từ ngân hàng phát hành, do hàng hoá được giao từ châu Âu vẫn chưa về đến cảng, nhà nhập khẩu thông báo không chấp nhận bộ chứng từ để trì hoãn thanh toán. Khi nhận được chỉ thị của nhà nhập khẩu, chi nhánh BIDV đã làm điện thông báo từ chối bộ chứng từ bất đồng cho ngân hàng chiết khấu và bị phản đối vì lý do theo ngân hàng chiết khấu thì giấy chứng nhận xuất xứ đó là bản chính, và bộ chứng từ phù hợp với quy định của thư tín dụng. Vấn đề tranh cãi giữa hai ngân hàng rất khó giải quyết bởi việc xác định bản chính hay bản sao quy định trong UCP là vấn đề rất nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi giữa các bên liên quan. Vấn đề trở nên nghiêm trọng vì ngân hàng chiết khấu kiên quyết đòi tiền BIDV do đã quá hạn thanh toán, và BIDV cũng không hoàn toàn có lý khi bắt lỗi bất đồng nói trên. Ngược lại, nhà nhập khẩu trong nước không muốn thanh toán cho lô hàng, dựa trên lý do ngân hàng đã thông báo bộ chứng từ có bất đồng. Cho đến khi, nhận được thông báo hàng về đến cảng, nhà nhập khẩu mới chấp nhận thanh toán bộ chứng từ nói trên.
Qua các tình huống trên cho thấy, những sai sót xảy ra trong quá trình tác nghiệp có thể dẫn đến những thiệt hại rất nghiêm trọng. Đây là những sai phạm không được phép xảy ra. Hơn nữa việc kiểm tra chứng từ là một công việc vô cùng phức tạp bởi đối với ngân hàng này chứng từ có thể coi là bất đồng nhưng với ngân hàng khác thì chứng từ đó lại hoàn hảo
+ Trong phương thức tín dụng chứng từ xuất khẩu
Thông báo thư tín dụng không đảm bảo tính chân thực bề ngoài (thư tín dụng giả)
Năm 1997, BIDV nhận được một thư tín dụng trị giá USD1,957,800 phát hành bằng telex từ một ngân hàng ở Mỹ cho người hưởng lợi là Công ty xuất nhập khẩu Kiên giang, nhập khẩu gạo. Bức điện có mã khóa (testkey) với ngân hàng Bank of New York, Hongkong. Tuy nhiên, ngân hàng này thông báo là không cung cấp số test đó và đề nghị BIDV xác nhận lại với ngân hàng phát hành. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị đủ hàng ở cảng, đang rất cần L/C để chờ xếp xuống tàu nên giục BIDV thông báo L/C. Do không kiểm tra được tính chân thực bề ngoài của bức điện, BIDV đã kiên quyết từ chối thông báo L/C. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát hiện người nhập khẩu là kẻ lừa đảo và rất may là họ chưa giao hàng. Đây là một bài
51
học kinh nghiệm trong việc kiểm tra tính chân thật bên ngoài của L/C và sửa đổi L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng. [7]
Không phát hiện và tư vấn cho khách hàng về những điều khoản bất lợi của L/C
Một vấn đề BIDV với vai trò là một ngân hàng thông báo L/C thường xuyên quan tâm là nhắc nhở khách hàng kiểm tra nội dung của L/C so với hợp đồng ngoại thương. L/C được phát hành trên cơ sở nội dung của hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, khi đã được phát hành, thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Cam kết của ngân hàng phát hành chỉ dựa trên thư tín dụng, không liên quan đến hợp đồng kinh tế. Do vậy, nhà xuất khẩu phải đảm bảo rằng những điều khoản của thư tín dụng phản ánh trung thực tránh nhiệm và quyền hạn của mình đã thoả thuận trong hợp đồng. Nói cách khác, nội dung của thư tín dụng phải phù hợp với hợp đồng thì nhà xuất khẩu mới có khả năng đòi tiền. Nếu phát hiện ra những điều khoản bất lợi, mâu thuẫn với hợp đồng thì nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng sửa đổi thư tín dụng rồi mới giao hàng. Đây là một vấn đề đơn giản nhưng các khách hàng xuất khẩu của BIDV thường xuyên bỏ qua, cho đến khi giao hàng xong và xuất trình chứng từ để đòi tiền thì ngân hàng mới phát hiện bất đồng, do thư tín dụng quy định không giống như hợp đồng. Thời điểm đó đã quá muộn để yêu cầu làm sửa đổi thư tín dụng và nhà xuất khẩu phải chấp nhận rủi ro đòi tiền bằng bộ chứng từ có bất đồng. Ví dụ BIDV nhận được một L/C quy định giá hàng hóa là theo giá FOB (Free On Board) (giá không bao gồm cước phí vận tải và bảo hiểm) nhưng lại yêu cầu vận đơn ghi “Freight Prepaid” (Cước phí đã trả), và xuất trình Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy or Certificate). Đây là điểm bất lợi cho nhà nhập khẩu. Để lập được chứng từ phù hợp với L/C, nhà nhập khẩu phải tự bỏ tiền ra để trả cước phí và mua bảo hiểm. Nếu không, bộ chứng từ sẽ bị bất đồng và từ chối thanh toán.
Không phát hiện bất đồng của bộ chứng từ chiết khấu hoặc thương lượng
Khi tiến hành chiết khấu hoặc thương lượng bộ chứng từ xuất trình theo L/C xuất khẩu, BIDV có thể gặp rủi ro khi không định đoạt được tình trạng bộ chứng từ dẫn đến quyết định chiết khấu bộ chứng từ không hoàn hảo hoặc gửi chứng từ có
52
bất đồng nhưng không phát hiện để thông báo cho nhà xuất khẩu. Đây là những tình huống thực tế đã xảy ra và gây rất nhiều rủi ro cho BIDV trong hoạt động TTTM. Tuy rằng việc chiết khấu tại BIDV là có truy đòi, nhưng việc không đòi được tiền là do lỗi của ngân hàng không phát hiện ra bất đồng của bộ chứng từ. Do vậy cho dù có đòi lại được tiền từ nhà xuất khẩu hoặc thỏa thuận được với ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu thanh toán nhưng uy tín của BIDV cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Đồng thời BIDV phải chịu những chi phí do phía nước ngoài chậm thanh toán, những khoản tiền phạt hoặc lãi suất không thu được từ phía nhà xuất khẩu.
BIDV Kiên Giang cũng đã gặp phải rủi ro khi kiểm tra không kỹ bộ chứng từ xuất khẩu gạo do Công ty XNK Kiên Giang xuất trình. Bộ chứng từ đó trị giá 2 triệu USD và được phép đòi tiền bằng điện. Do không phát hiện ra một lỗi bất đồng là Tờ khai hải quan (Customs declaration) không được ghi chú bản chính (marked Original) như L/C quy định nên BIDV Kiên Giang đã đòi tiền từ ngân hàng hoàn trả và được thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc. Tuy nhiên, sau khi được thanh toán 5 ngày, ngân hàng phát hành nhận được chứng từ đã phát hiện ra bất đồng nói trên và ngay lập tức yêu cầu BIDV hoàn trả lại tiền đợi chỉ dẫn từ nhà nhập khẩu, đồng thời yêu cầu BIDV trả 750USD tiền phạt. Ngay sau khi nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng hoàn trả, BIDV đã báo có cho khách hàng nên việc đòi lại tiền là vấn đề rất khó khăn và ảnh hưởng đến uy tín của BIDV. Sau khi làm việc với ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu, bộ chứng từ có bất đồng cuối cùng đã được chấp nhận và BIDV không phải trả lại khoản tiền đã được ghi có. Việc bị mất 750USD không chỉ là những thiệt hại về tài chính còn gây mất uy tín cho BIDV đối với khách hàng xuất khẩu trong nước.
+Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Hạn chế từ những bất cẩn của cán bộ trong việc thực hiện các chỉ thị nhờ thu
Trong phương thức nhờ thu, BIDV chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền nên không bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán. Hơn nữa nghiệp vụ nhờ thu cũng tương đối đơn giản hơn so với nghiệp vụ tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là BIDV không gặp rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ nhờ thu.
53
Tình huống thứ nhất: BIDV nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là