Tổ chức hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 38 - 47)

2.2.1. Tổ chức hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Việt Nam

Kể từ năm 1990, nền kinh tế trong nước bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường nên các giao dịch ngoại thương đã có điều kiện phát triển làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên. Đặc biệt từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV, từ tháng 3 năm 1993, Phòng Kinh tế đối ngoại tại Trung ương của BIDV bắt đầu thực hiện một số nghiệp vụ TTTM. Năm 2004, BIDV xây dựng triển khai mô hình hoạt động TTTM trong hệ thống BIDV nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán theo hướng thành lập Trung tâm Tài trợ thương mại tại Hội sở chính và thu gọn các chi nhánh có chất lượng kém và doanh số nhỏ, tiến tới vừa đảm bảo mở rộng mạng lưới khách hàng, vừa nâng cao tính an toàn trong hoạt động TTTM của BIDV. Trong phòng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vừa có trung tâm tài trợ thương mại (TFC) có chức năng thực hiện các nghiệp vụ TTTM thay mặt cho các chi nhánh nguồn vừa có bộ phận quản lý chung hoạt động TTTM của toàn hệ thống.

Mô hình hoạt động TTTM của BIDV được tổ chức theo ngành dọc. Hội sở chính BIDV là đầu mối thanh toán với nước ngoài của cả hệ thống. Chỉ có Hội sở chính BIDV mới được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tại các Ngân hàng nước ngoài. Mô hình hoạt động TTTM tại hội sở chính bao gồm 2 bộ phận:

Bộ phận trung tâm tài trợ thương mại (TFC):

-Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại cho các khách hàng có quan hệ trực tiếp tại Hội sở chính

-Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ TTTM cho các chi nhánh thực hiện TTTM trực tiếp khi chi nhánh không đủ điều kiện và cho các chi nhánh chưa làm TTTM trực tiếp.

32

-Thực hiện các giao dịch TTTM của các chi nhánh đã đủ điều kiện thực hiện TTTM trực tiếp nhưng vượt thẩm quyền của chi nhánh

-Thực hiện chức năng trung tâm gửi/nhận và xử lý các trường hợp phát sinh liên quan đến điện SWIFT/TELEX phục vụ tài trợ thương mại của toàn hệ thống

Bộ phận quản lý hoạt động TTTM toàn hệ thống

- Xây dựng chương trình công tác, triển khai thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại trong toàn hệ thống.

- Xây dựng qui chế, qui trình và các văn bản chế độ liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

- Thực hiện đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng, thông tin tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ thương mại cho các chi nhánh.

- Đầu mối tổng hợp báo cáo hoạt động về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.

- Tham mưu, giúp việc cho cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc mô hình tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, mở rộng phạm vi nghiệp vụ TTTM bao gồm các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh nước ngoài bảo đảm nhanh chóng, chính xác, an toàn.

- Nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ mới của nghiệp vụ tài trợ thương mại nhằm mở rộng các loại hình dịch vụ của Ngân hàng.

- Phối hợp với các Phòng Quan hệ quốc tế và Ngân hàng đại lý nghiên cứu đề xuất các chính sách hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế trong quá trình mở rộng dịch vụ nhằm đa phương hoá các mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế; các điều kiện điều khoản trên tài khoản NOSTRO của BIDV cũng như việc triển khai sử dụng .

- Đề xuất thẩm quyền phê duyệt giao dịch cho cán bộ thuộc Trung tâm tài trợ thương mại và chi nhánh được phép.

2.2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hiện tại, hoạt động TTTM được thực hiện tại các chi nhánh của BIDV tại ba bộ phận chính: Quan hệ Khách hàng, Quản trị Tín dụng và Thanh toán Quốc tế.

33

Trong đó, bộ phận Quan hệ Khách hàng/ Quản trị tín dụng là đầu mối tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu cung cấp dịch vụ TTTM, đánh giá và cung cấp hạn mức cho vay cũng như quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Bộ phận Thanh toán Quốc tế đóng vai trò là bộ phận tác nghiệp cho các nghiệp vụ TTTM phát sinh.

Để đánh giá về hoạt động TTTM tại BIDV trong thời gian qua, trước hết chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về thực trạng của những hoạt động TTTM chính.

2.2.2.1. Hoạt động tài trợ xuất khẩu

Hoạt động tài trợ xuất khẩu của BIDV đang ngày càng phát triển, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở phương thức tín dụng chứng từ (thông báo, thanh toán và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất) và nhờ thu hàng xuất

* Hoạt động tài trợ xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ .

+ Nghiệp vụ thông báo thư tín dụng.

Đối với BIDV, nghiệp vụ thông báo L/C hàng xuất ngày càng phát triển qua các năm. Để đạt được kết quả này, ngoài lý do hoạt động xuất khẩu của khách hàng Việt nam ngày càng phát triển, còn lý do quan trọng là việc mở rộng quan hệ đại lý của BIDV với các Ngân hàng nước ngoài trên toàn cầu.

Bảng 2.2: Tình hình thông báo L/C hàng xuất tại BIDV

Đơn vị: triệu USD

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Số món 3.262 3.685 4.165 4.831 5.679 Trị giá thanh toán 317 358 409 474 559

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTM của BIDV qua các năm [6]

Hiện tại, các L/C được thông báo tới BIDV không chỉ nhằm mục đích thông báo cho các khách hàng của BIDV mà còn để tiếp tục thông báo tới các ngân hàng thương mại khác ở Việt nam.

34

+ Nghiệp vụ thanh toán và chiết khấu chứng từ hàng xuất.

Hoạt động này đang ngày một củng cố và phát triển tại BIDV, từ những năm đầu mới thực hiện, các giao dịch thanh toán hàng xuất bằng L/C hầu như chưa có. Nhưng đến nay doanh số thanh toán hàng xuất bằng phương thức L/C đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong doanh số hoạt động của BIDV.

Từ những giao dịch hàng xuất của những khách hàng đã vay vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất hoặc thu mua hàng xuất đồng thời thanh toán tại BIDV, đến nay khách hàng của BIDV đã bao gồm cả những doanh nghiệp xuất khẩu vãng lai, đến chỉ sử dụng dịch vụ thanh toán tại BIDV. Điều này chứng tỏ chất lượng nghiệp vụ tại BIDV đã tạo được uy tín cho khách hàng. Trong phương thức thanh toán này, vấn đề quan trọng nhất đó là phải xem xét về điều kiện điều khoản, về khả năng đòi tiền từ ngân hàng phát hành thư tín dụng và mức độ hoàn hảo của bộ chứng từ do khách hàng lập. Vì vậy từ khâu thông báo thư tín dụng BIDV đã tư vấn cho khách hàng để chỉnh sửa những điều khoản bất lợi đảm bảo khả năng lập được bộ chứng từ đòi tiền hoàn hảo nhất.

Bảng 2.3: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại BIDV

Đơn vị: triệu USD Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Số món 6.190 6.996 7.975 8.876 10.207

Trị giá thanh toán 412 466 531 617 704

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTM của BIDV qua các năm [6]

Nhằm phát triển loại hình dịch vụ này, BIDV đã xây dựng cơ chế chiết khấu chứng từ hàng xuất có truy đòi để phục vụ khách hàng như Quy định 4795/QĐ- PTSP ngày 17/08/2009 về việc chiết khấu có truy đòi hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C và nhờ thu. Bên cạnh đó, BIDV cũng cho phép việc chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C trả ngay theo Quyết định số 3049/QĐ- PTSP ngày 02/06/2009, tuy nhiên việc chiết khấu miễn truy đòi vẫn chiếm tỷ trọng

35

nhỏ trong các giao dịch chiết khấu hối phiếu đòi nợ của BIDV. Ngoài ra, hiện nay BIDV còn đang tiến hành mở rộng các hình thức chiết khấu bằng việc cho phép chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ hàng xuất theo hình thức chuyển tiền điện (TT). Chiết khấu chứng từ hàng xuất là hình thức BIDV ứng trước trị giá bộ chứng từ hàng xuất trước khi ngân hàng phát hành thanh toán. Nghiệp vụ này giúp cho khách hàng rút ngắn thời gian vốn bị đọng, tăng nhanh vòng quay của vốn, đặc biệt đối với những khách hàng có trị giá bộ chứng từ lớn như xuất than, gạo. Hiện nay BIDV thực hiện chiết khấu tối đa 98% trị giá bộ chứng từ đối với LC trả ngay, 85% trị giá bộ chứng từ đối với LC trả chậm.

Nghiệp vụ thông báo và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất được thực hiện tại tất cả các chi nhánh đã thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp, Hội sở chính không có sự kiểm tra, kiểm soát từng giao dịch.

Cơ cấu hàng xuất thanh toán qua BIDV cũng ngày một đa dạng. Trước đây, các mặt hàng xuất khẩu qua BIDV chủ yếu là hàng gia công như giầy dép, sản phẩm may mặc- là kết quả của việc đầu tư nhập khẩu dây chuyền thiết bị của Ngân hàng thì nay mặt hàng xuất đã thay đổi theo cơ cấu đầu tư của ngân hàng như hàng thuỷ sản, cà phê, cao su, gạo, than, lâm sản…

Thị trường thanh toán hàng xuất của các khách hàng BIDV chủ yếu là Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hà Lan..

* Phương thức nhờ thu hàng xuất khẩu

Đây là là hình thức thanh toán được thực hiện với doanh số thấp tại BIDV. Lý do chủ yếu vì đây là hình thức thanh toán không an toàn cho khách hàng xuất khẩu của mình nên BIDV luôn tư vấn cho khách hàng nên đề nghị đối tác mở L/C. Tuy nhiên với những khách hàng xuất khẩu là đơn vị liên doanh hay công ty con của các công ty nước ngoài, thực hiện thanh toán hàng xuất theo phương thức này lại hay được áp dụng do uy tín giữa 2 đối tác. Vai trò của BIDV phục vụ trong phương thức thanh toán này là kinh nghiệm trong giao dịch để tư vấn khách hàng lập bộ chứng từ có khả năng đòi tiền một cách nhanh nhất.

36

Bảng 2.4: Tình hình thanh toán xuất khẩu tại BIDV bằng phƣơng thức nhờ thu

Đơn vị: triệu USD

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Số món 1.282 1.449 1.652 1.916 10.342

Trị giá thanh toán 71,5 80,7 92 107 135

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTM của BIDV qua các năm [6]

2.2.2.2. Hoạt động tài trợ nhập khẩu

Xét trên tương quan so sánh, hoạt động tài trợ nhập khẩu tại BIDV trong thời gian qua chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với hoạt động tài trợ xuất khẩu, nguyên nhân là do đa phần các khách hàng của BIDV là các nhà nhập khẩu. Các phương thức trong hoạt động tài trợ nhập khẩu đang dần được đa dạng hóa theo xu hướng phát triển của thế giới, tuy hiên vẫn tập trung chủ yếu ở các phương thức truyển thống: Tài trợ qua phương thức tín dụng chứng từ, nhờ thu, phát hành Bảo lãnh ngân hàng và Tái bảo lãnh

* Hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ

Trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại BIDV, L/C hàng nhập chiếm một tỷ trọng lớn. Tình hình thanh toán nhập khẩu theo phương thức L/C qua các năm được thể hiện theo số liệu trình bày trong bảng 2.5

Bảng 2.5: Tình hình thanh toán LC nhập khẩu tại BIDV

Đơn vị: triệu USD

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Số món 9.547 10.789 12.300 14.270 16.350 Trị giá thanh toán 4.292 4.850 5.530 6.414 7.533

37

Hiểu rõ bản chất của việc mở thư tín dụng nhập khẩu - đó là cam kết thanh toán, nên việc thanh toán bằng phương thức LC được ngân hàng xem xét điều kiện điều khoản ngay từ khi mở L/C. Ngoài các điều kiện về hồ sơ pháp lý của khách hàng, BIDV còn phải xem xét khả năng nguồn vốn thanh toán.

Việc phát hành thư tín dụng được thực hiện tại tất cả các chi nhánh đã thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp. Chi nhánh tự chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ khách hàng, nguồn vốn thanh toán L/C đã mở trong mức phán quyết tín dụng của chi nhánh. Hội sở chính BIDV chỉ làm nhiệm vụ chuyển tiếp và xem xét lại các điều khoản LC đối với các LC có trị giá lớn trên mức tự động của chi nhánh.

Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu thanh toán qua BIDV thay đổi qua các năm theo xu hướng đa dạng hoá khách hàng trong hoạt động. Nếu trong những năm mới hoạt động, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị do khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thì nay cơ cấu mặt hàng đã phong phú hơn rất nhiều bao gồm hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Việt nam như máy móc thiết bi, hàng điện tử, nguyên vật liệu, phân bón, bông sợi, hoá chất, thuốc y tế, hàng tiêu dùng…

Thị trường nhập khẩu của các khách hàng BIDV chủ yếu từ các nước Châu Âu, Hàn quốc, các nước Asean, Trung quốc

* Hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức nhờ thu

Phương thức này thực hiện khi BIDV nhận được thư nhờ thu kèm chứng từ từ Ngân hàng nước ngoài hoặc từ khách hàng chuyển tới. BIDV thực hiện thông báo cho khách hàng và xử lý bộ chứng từ như chỉ dẫn.

Đối với BIDV hình thức thanh toán nhờ thu không phải là hình thức phổ biến nhưng cũng ngày càng phát triển, vì hình thức thanh toán này hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ giữa 2 đối tác trong quan hệ mua bán. Đối với khách hàng của BIDV, phương thức thanh toán này được sử dụng chủ yếu đối với các khách hàng nhập khẩu nguyên vật liệu có uy tín và mối quan hệ mật thiết với đối tác xuất khẩu.

Bên cạnh việc phụ thuộc vào hình thức thanh toán được qui định giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, uy tín của ngân hàng cũng là một yếu tố khá quan trọng để

38

các ngân hàng phục vụ người xuất khẩu lựa chọn để gửi chứng từ nhờ thu. Từ khi thực hiện nghiệp vụ TTTM đến nay, uy tín của BIDV ngày càng được nâng cao trong quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng trên thế giới, nên số lượng các bộ chứng từ nhờ thu gửi về qua BIDV ngày càng tăng lên qua các năm.

Bảng 2.6: Tình hình thanh toán NK tại BIDV bằng phƣơng thức nhờ thu.

Đơn vị: triệu USD

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Số món 2.033 2.298 2.620 3.039 3.782

Trị giá thanh toán 71,5 81 95,5 112,5 145

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTM của BIDV qua các năm [6]

* Hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức Bảo lãnh và Tái bảo lãnh

Trong phương thức này, BIDV là người bảo lãnh, cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người được bảo lãnh vi phạm những nghĩa vụ đã quy định trong thư bảo lãnh. BIDV chỉ thực hiện cam kết của mình khi người được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ của mình. Các hình thức bảo lãnh quốc tế chủ yếu BIDV đang phát hành bao gồm: Bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán… Khách hàng chủy yếu của BIDV là các doanh nghiệp nhập khẩu, các Tổng công ty lớn có nhu cầu bảo lãnh cho các dự án kỹ thuật (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tập đoàn tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty thăm dò và khai thác Dầu khí… )

Trong trường hợp thứ hai ngân hàng phát hành thư bảo lãnh đối ứng (Counter Guarantee) trên cơ sở cam kết của một ngân hàng khác. Hiện tại, BIDV chủ yếu cung cấp các bảo lãnh đối ứng phục vụ khách hàng Tập đoàn Dầu khí Việt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)