Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 35 - 37)

Theo Quyết định số 318 QĐ/NH ngày 25/11/1996 về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động qui định BIDV có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt nam và bằng ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước và nước ngoài dưới các hình thức:

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và dân cư.

+ Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kỳ phiếu và trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.

+ Thực hiện các hình thức huy động vốn khác: Nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia và các cá nhân khác cho các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá.

+ Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính tín dụng trong nước và nước ngoài, các tổ chức và cá nhân nước ngoài khác.

- Thực hiện các hoạt động cho vay:

+ Cho vay dài hạn, trung hạn đầu tư phát triển và cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Việt nam đồng đối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.

+ Đồng tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển. + Chiết khấu các loại chứng từ có giá.

- Thực hiện các hoạt động cho thuê tài chính, gồm cả nhập khẩu và tái xuất các thiết bị cho thuê.

- Thực hiện các hoạt động thanh toán L/C, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển, bảo lãnh đấu thầu, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh khác cho các doanh nghiệp, các trung gian tài chính trong và ngoài nước.

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và ngân hàng đối ngoại. - Đầu tư dưới các hình thức mua cổ phần, hùn vốn, góp vốn liên doanh, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, trung gian tài chính.

29

- Thực hiện các hoạt động cầm cố động sản, kinh doanh vàng bạc đá quý. - Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới đại lý phát hành chứng khoán. - Thực hiện kinh doanh, môi giới đại lý dịch vụ bảo hiểm.

- Cất giữ, bảo quản và quản lý các chứng khoán giấy tờ trị giá bằng tiền và các tài sản quý khác cho khách hàng.

- Đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước do BIDV quản lý để sử dụng và kinh doanh; cụ thể:

+ Tiếp nhận các khoản nợ khó đòi và các tài sản thế chấp, cầm cố;

+ Tái cơ cấu các khoản nợ khó đòi thông qua mở rộng, giảm lãi vay, tiếp tục đầu tư hoặc chuyển đổi thành vốn cổ phần của ngân hàng;

+ Giải quyết các khoản nợ khó đòi bằng các biện pháp thích hợp như tái xây dựng, nâng cấp để bán, cho thuê hoặc chuyển hoá thành vốn cổ phần;

+ Mua và bán các khoản nợ khó đòi của các tổ chức tín dụng hoặc các Công ty quản lý tài sản khác.

- Thực hiện nhiệm vụ uỷ nhiệm của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam có tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment and Development of Viet nam, viết tắt là BIDV; Hội sở chính tại Tòa nhà Vincom city, 191 Bà triệu, TP Hà nội. Tính đến 31/12/2009, mô hình tổ chức của BIDV gồm:

- Khối các ban, phòng chức năng; - 200 Chi nhánh tỉnh, thành phố;

- 03 Sở giao dịch (02 tại Hà nội và 01 tại TP Hồ Chí Minh); - 02 Công ty Cho thuê tài chính;

- 01 Công ty Chứng khoán;

- 01 Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; - 01 Trung tâm Đào tạo ;

30

- 04 Liên doanh gồm Ngân hàng Liên doanh VID Public, Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga và Công ty Bảo hiểm Việt – Úc (BIDV-QBE).

Đến 31/12/2009, tổng số cán bộ, nhân viên toàn hệ thống BIDV là trên 10.000 người; trong đó 80% là cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. [28]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 35 - 37)