- Triển khai học tập các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng đầy đủ, đạt yêu cầu; thực hiện nghiêm túc chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng.
3.2.4.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Qua thực tế cho thấy, chính quyền địa phương vững mạnh do lãnh đạo địa phương đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng một đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để thực hiện sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng.Và những địa phương xảy ra nhiều điểm nóng chính trị, đơn thư khiếu nại, tố cáo thì nguyên nhân bắt đầu từ sự yếu kém của
đội ngũ cán bộ, cơng chức. Do đó, cán bộ, cơng chức và những người hoạt động khơng chuyên trách cấp xã phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêu chuẩn, chức danh hiện đang đảm nhận và gắn với công tác quy hoạch cán bộ, cơng chức. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “ Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [48, tr.26]. Trong điều kiện hiện nay, cần phải nhấn mạnh vào một số điểm then chốt, thiết yếu sau đây khi thực hiện:
- Một là, căn cứ vào nhu cầu về nhân sự, nhiệm vụ cơng tác, trình độ chun mơn từng cán bộ, cơng chức hiện có, xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho phù hợp (quy định các loại văn bằng, chứng chỉ cho
từng chức danh cụ thể. Ví dụ: muốn bố trí nhân sự vào chức danh cơng chức Tư pháp – Hộ tịch thì người cán bộ đó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: Tốt nghiệp hệ chính quy đại học Luật, Trung cấp lý luận Chính trị và chứng chỉ tin học văn phịng trình độ A trở lên) - nhất là đội ngũ đảng uỷ
viên, Chi uỷ viên và cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Đồng thời, phải lập dự tốn kinh phí cho cơng tác đào tạo bồi dưỡng đầy đủ và kịp thời.
Hai là, trong đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng đến kiến thức thực tiễn, kỹ năng thực hành, các thao tác xử lý các tình huống, mâu thuẫn trong nội bộ dân, cách làm chính trị thơng qua kinh tế và văn hóa. Khơng ngừng cập nhật sự hiểu biết các tri thức về pháp luật, chính sách, các hiểu biết về quản lý và tự quản, kiểm tra và thanh tra, tổng kết thực tiễn, phát hiện các vấn đề và tình huống….
Ba là, mở rộng quy mơ và đối tượng đào tạo cán bộ cơ sở, từ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã tới cán bộ khu phố, ấp.. Có những lớp đào tạo, bồi dưỡng riêng cho cán bộ khu phố - ấp, trước hết là các Trưởng khu phố, ấp, Trưởng ban công tác Mặt trận, tuyên truyền viên ở xã và khu phố.
Bốn là, xây dựng các quy định, định hướng đào tạo để nâng cao trình độ chun mơn, năng lực công tác, nhất là kỹ năng thực thi cơng vụ, tránh tình trạng hợp thức hóa tiêu chuẩn chức danh, ngạch, bậc.Trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã cũng phải tính đến một yếu tố, đó là:
- Khi xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cơng chức xã cần quan tâm đến các đặc điểm, thế mạnh riêng của từng địa phương. Trên cơ sở tiêu chuẩn cụ thể, các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch cán bộ để đưa đi đào tạo chứ không chỉ hạn chế công tác đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu từ trên xuống như hiện nay.
- Việt Nam đang đứng trước nhu cầu bức xúc của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và tồn cầu hóa là xu thế tất yếu. Để chủ động hịa nhập vào xu thế ấy một cách có hiệu quả nhất, nhanh nhất, sớm thoát ra khỏi thực trạng chậm phát triển, tụt hậu, cần phải có một đội ngũ cơng chức cấp xã có trình độ chun mơn, năng động, sáng tạo để tác động trực tiếp quá trình chuyển đổi này, nhằm khai thác triệt để các yếu tố tiềm năng tàng ẩn ở cơ sở. Do đó, phải tạo mơi trường thuận lợi để đội ngũ cơng chức cấp xã nâng cao trình độ. Cần có sự hỗ trợ về mặt vật chất và sự yên tâm về mặt tinh thần.
- Trên cơ sở đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, phải từng bước nâng cao mặt bằng dân trí. Thực tiễn cho thấy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có được thực hiện nghiêm chỉnh, đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc không chỉ vào chất lượng cao hay thấp của đội ngũ cơng chức cấp xã mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí.