- Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong khi tuân theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đồng thời vẫn giữa tính độc lập của
1.2.2. Đặc điểm của hệ thống chính trị cơ sở
Hệ thống chính trị cơ sở có những đặc điểm chung của tồn bộ hệ thống chính trị Việt Nam xã hội chủ nghĩa (là một bộ phận cấu thành). Tuy nhiên, xét về khía cạnh vị trí pháp lý và thực tế thì hệ thống chính trị cơ sở cịn có những đặc trưng riêng như:
Thứ nhất, cơ sở là cấp tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân.
Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cuối cùng có được thực hiện hay khơng, thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao lại phụ thuộc phần lớn ở cơ sở. Vì vậy, cần phải nhận thức rõ rằng cơ sở là cấp thấp nhất, nhưng khơng vì thế kém quan trọng nhất. Ngược lại, xét theo khía cạnh thực thi mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì đây lại là cấp quan trọng nhất. Thơng qua cơ sở các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mới được cụ thể hóa vào trong đờisống của cộng đồng dân cư.
Thứ hai, là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, gần với
cộng đồng dân cư nhất, do vậy tổ chức và hoạt động mang tính tự quản cao.
Thứ ba, hệ thống chính trị cơ sở có bộ máy đơn giản nhất và cán bộ biên
chế được hưởng sinh hoạt phí thấp nhất, có đội ngũ cán bộ biến động nhất, ít tính chuyên nghiệp nhất, trực tiếp chịu sự chi phối của nhân dân.
dụng biên chế cố định mà họ được giữ các vị trí đó thơng qua lá phiếu bầu cử của nhân dân. Cho nên, nếu có năng lực, hồn thành tốt nhiệm vụ, được nhân dân tín nhiệm thì sẽ có cơ hội tái cử ở nhiệm kỳ tiếp theo, ngược lại khi hết nhiệm kỳ nhân dân sẽ bầu người khác thay thế. Tâm lý khơng ổn định cũng chính là ngun nhân dẫn đến đội ngũ cán bộ cơ sở biến động thường xun và ít được chun mơn hóa, ít được đào tạo cơ bản. Phần lớn những người được đào tạo bài bản cả về chun mơn nghiệp vụ và lý luận chính trị lại muốn tìm cách thốt ly khỏi cơ sở, một phần do lương và các khoản phụ cấp thấp chưa đảm bảo cuộc sống.
Thứ tư, cơ sở là cấp đầu tiên đối mặt với những tâm tư, nguyện
vọng, những yêu cầu bức xúc của người dân; với những mâu thuẫn, thậm chí cả những xung đột nảy sinh trong đời sống dân cư
Sự đúng, sai trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồn thể được thể hiện trực tiếp ở cơ sở, cả về phương thức thực thi lẫn sự phù hợp hay không phù hợp của đường lối với lợi ích của nhân dân. Vì vậy, khi thực hiện các chính sách trong cuộc sống nhân dân sẽ phản ánh chân thực nhất mức độ phù hợp của đường lối chính sách; cấp đầu tiên nhận được sự phản ánh này chính là cơ sở - cấp được xem là gần dân nhất, mang tính nhân dân rõ rệt nhất.
Tóm lại, những đặc điểm trên của hệ thống chính trị cơ sở phản ánh một mặt sự thống nhất của cả hệ thống chính trị được tổ chức, hoạt động theo tính thống nhất về mục tiêu và nguyên tắc. Mặt khác, cũng phản ánh nhiều mâu thuẫn, có loại mâu thuẫn biện chứng của sự phát triển, có loại mâu thuẫn hình thức triệt tiêu sự phát triển. Vì vậy, cần phải phát hiện mâu thuẫn, có những giải pháp cụ thể để xử lý mâu thuẫn một cách hợp lý, cụ thể nhằm đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, đáp ứng vị trí, vai trị quan trọng cần phải có của nó trong giai đoạn hiện nay.