Về chế độ, chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu Ths CTH đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn thị xã thuận an, tỉnh bình dương đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 92 - 98)

- Triển khai học tập các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng đầy đủ, đạt yêu cầu; thực hiện nghiêm túc chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng.

3.2.4.3. Về chế độ, chính sách đãi ngộ

Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, hệ thống chính sách đúng, hợp lý sẽ khuyến khích được tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng n tâm với cơng việc nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ, cơng chức phát huy được sáng tạo, thu hút được nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi người đồng tâm hiêp lực, v.v... Ngược lại, chính sách chưa hợp lý sẽ tạo ra tâm trạng chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tính tích cực, nội bộ mất đoàn kết, nảy sinh nhiều tiêu cực, có thể đẩy hàng loạt cán bộ, cơng chức đến chỗ sai lầm, làm hao phí tài năng của đất nước, v.v... Do đó, muốn nâng cao chất lượng cơng chức cần phải có giải pháp đổi mới, xây dựng và hồn

thiện hệ thống chính sách. Việc đổi mới và hồn thiện hệ thống chính sách phải đảm bảo yêu cầu cơ bản sau:

- Phải quán triệt, thể hiện được những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác này.

- Đảm bảo quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, quyền lợi càng lớn, trách nhiệm càng cao.

- Hệ thống chính sách phải đảm bảo cơng bằng, dân chủ, tính kích thích, khuyến khích tài năng sáng tạo, có sức lơi cuốn, hấp dẫn để mọi người phấn đấu vươn lên; đảm bảo ý nghĩa việc nhiều mặt cả vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội và nhân đạo để cán bộ, công chức thực sự yên tâm làm việc, đảm bảo đủ sống, có mức sống trên mức trung bình của xã hội;

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách theo quy định đối với cán bộ đương chức, cán bộ về hưu và những người có cơng. Dử dụng ngân sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ đau ốm kéo dài, cán bộ có hồn cảnh khó khăn; quan tâm động viên,khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích.

Việc cải cách tiền lương cịn phải nhằm kích thích sự phấn đấu vươn lên của cán bộ, công chức, chăm lo tu dưỡng, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

3.2.5. Đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là khâu đột

phá để xây dựng và hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở cơ sở

Trên thực tế quần chúng nhân dân là chủ thể quyền lực, ủy quyền cho Nhà nước để cơ quan quyền lực nhà nước thực thi quyền lực của nhân dân; Đảng, chính quyền và các đoàn thể là những chủ thể thực hiện sự ủy quyền của dân. Do đó,việc đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị cơ sở là nhằm đưa xã hội nông thôn tiến lên một bước mới, từ đó đời sống mọi mặt của cư dân được đảm bảo. Muốn vậy, việc đổi mới và hồn thiện hệ thống chính trị cơ sở phải lấy dân làm gốc, thực hiện đúng theo

Quy chế dân chủ cơ sở. Với ý nghĩa đó, mọi hoạt động nhằm đổi mới, hồn thiện hệ thống chính trị cơ sở phải hướng tới phục vụ nhân dân, vì cuộc sống của nhân dân; phải đảm bảo tính dân chủ, thực sự là một hệ thống chính trị của dân, do dân và vì dân. Từ nhận thức đúng là mở đầu cho hành động đúng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải mọi người dân đều hiểu đúng ý nghĩa của việc thực hiện Quy chế dân chủ, vì vậy:

Một là, gắn với thúc đẩy dân chủ là chú trọng việc nâng cao dân trí cho nhân dân. Vấn dề nâng cao dân trí phải đi liền với phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, giảm nghèo việc làm, chăm sóc sức khỏe của nhân dân là tạo tiền đề điều kiện cho việc thực hiện tốt dân chủ cơ sở.

Hai là, phải đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân. Trước hết, yêu cầu cán bộ, đảng viên ở cấp xã phải hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Đội ngũ cán bộ cơ sở không chỉ phải nắm vững tinh thần nội dung của Quy chế dân chủ và gương mẫu thực thi, mà còn phải rèn luyện nâng cao khả năng nghiên cứu và công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhằm tuyên truyền giải thích cho dân hiểu nội dung dân chủ và đảm bảo các điều kiện, cũng như động viên nhân dân thực hiện đúng Quy chế dân chủ…,

Chỉ có thể nắm vững các nội dung dân chủ nói chung và dân chủ cơ sở nói riêng trong các chỉ thị, văn bản của Đảng và Nhà nước, từ đó tuyên truyền giải thích cho nhân dân rõ: dân chủ là gì, gồm có cái gì, dân chủ khơng phải là vơ tổ chức kỉ luật mà là dân chủ gắn với kỉ cương phép nước. Có vậy, nhân dân hiểu để tự mình thực hiện dân chủ, yêu cầu cán bộ thực hiện dân chủ và ngăn chặn, lên án, loại bỏ các biểu hiện lợi dụng dân chủ để chống phá, gây rối mất đoàn kết.

Ba là, phải gắn việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá IX về: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, xã, phường, thị trấn”; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bốn là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng; sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền và các đồn thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa cơng tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Củng cố Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã. Tăng cường việc tổ chức triển khai thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở đi đôi với việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sơ - tổng kết rút bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục hoàn thiện và thực hiện triệt để Quy chế dân chủ ở cơ sở.

KẾTLUẬN

Nhằm góp phần xây dựng và kiện tồn hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cơ sở nói riêng, điều căn bản nhất là phải tìm ra các giải pháp căn cơ, phù hợp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thành tố trong hệ thống. Mà các thành tố của hệ thống chính trị cơ sở bao gồm: các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xă hội hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Đây là cấp quản lý hành chính thấp nhất, nhưng lại có vị trí, vai trị rất quan trọng, được xem là cơ sở của xã hội, nơi cư trú, sinh sống của người dân; nơi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được cụ thể hóa; tiếp xúc trực tiếp với dân; tiếp thu, nắm bắt và giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách; Chính vì vậy, hệ thống chính trị cơ sở của địa phương nào hoạt động có hiệu quả, phát huy tốt cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thì nơi đó kinh tế - xã hội phát triển, truyền thống văn hóa được phát huy; an ninh, quốc phịng được giữ vững, nhân dân tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền Nhà nước.

Trong những năm qua, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh, sự hỗ trợ của các sở, ngành cấp của tỉnh Bình Dương kết hợp với sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị cùng với sự nổ lực vươn lên vượt qua khó khăn của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thị xã Thuận An đã góp phần tích cực cho việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đảng bộ thị xã đã đề ra như hệ thống chính trị khơng ngừng được củng cố đồng bộ từ thị xã đến cơ sở. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển cán bộ được quan tâm thực hiện cơ bản đủ về số lượng và chức danh theo quy định; trình độ, năng lực cán bộ được nâng lên đáng kể; Cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng được chú trọng.

hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã Thuận An vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thị xã như: trình độ, năng lực của cán bộ trong các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở; Sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành và quản lý của Nhà nước còn lúng túng khi giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong quá trình phát triển đô thị, nhất là các vấn đề xã hội như: nhà ở, trường lớp, chữa bệnh, vui chơi giải trí, vệ sinh mơi trường, quản lý nhân hộ khẩu, an ninh trật tự …Chưa có sự phối hợp đồng bộ của một số ngành, địa phương để chủ động nắm bắt, phân tích và dự báo tình hình chính xác, kịp thời nhất là các vấn đề phát sinh trong quá trình đơ thị hóa để tham mưu kịp thời. Trình độ một số cán bộ cơng chức chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị; Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch chưa thường xuyên; Một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên cịn biểu hiện quan liêu, tham nhũng, xa dân, sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhiều khi cịn chồng chéo, thiếu chặt chẽ [57, tr32].

Những yếu kém trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã Thuận An đặt ra những vấn đề cấp bách cần khắc phục mới có thể làm cho các xã, phường trên địa bàn thị xã vươn lên mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ đổi mới. Vì vậy, việc đáng giá đúng thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị, thực tế về tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và chỉ ra được nguyên nhân cốt lõi sẽ là cơ sở vững chắc để xác định đúng quan điểm, phương châm chỉ đạo; Từ đó đề xuất, xây dựng các giải pháp phù hợp thực tiễn, thiết thực nhằm góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã Thuận An nói riêng, tỉnh Bình Dương nói chung; góp phần vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa./.

Một phần của tài liệu Ths CTH đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn thị xã thuận an, tỉnh bình dương đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w