Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế sơ đồ kiến thức

Một phần của tài liệu phuong-phap-so-do-hoa-kien-thuc-trong-day-hoc-lich-su-viet-nam-1919-1975-o-truong-thpt163 (Trang 80 - 81)

8. Cấu trúc luận án

3.2.1. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế sơ đồ kiến thức

Đảm bảo số lượng kiến thức để xây dựng sơ đồ: sơ đồ hóa là hành động sắp

xếp kiến thức theo hệ thống, sơ đồ không chỉ diễn tả các đơn vị kiến thức mà còn diễn tả mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức. Do đó, sơ đồ khơng chỉ được xây dựng trên một đơn vị kiến thức mà là tập hợp các đơn vị kiến thức cùng với việc sắp xếp các đơn vị kiến thức thành hệ thống theo mục đích sử dụng cho nên muốn thiết kế sơ đồ phải có ít nhất hai đơn vị kiến thức trở lên. Tuy nhiên, chương trình lịch sử ở trường THPT được thiết kế theo tiến trình lịch sử các nội dung chương, bài, mục có mối quan hệ với nhau tạo thành hệ thống kiến thức nên khi xây dựng sơ đồ phải nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức trong mỗi mục, phần, bài, chương, khóa trình để xác định các đơn vị kiến thức và mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức để tạo thành một hệ thống kiến thức tuần tự theo thời gian, theo lĩnh vực... Tóm lại, muốn xây dựng được sơ đồ phải đảm bảo hai yếu tố là số lượng đơn vị kiến thức và xác định mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên sơ đồ

hóa kiến thức sẽ khơng có nghĩa và khơng có tác dụng trong mọi trường hợp.

Thống nhất giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học: trong quá trình

dạy học ba thành tố này có quan hệ tác động lẫn nhau, để thiết kế sơ đồ trước hết cần xác định được mục tiêu (thiết kế sơ đồ để làm gì?), xác định các đơn vị kiến thức và mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức để thiết kế sơ đồ (cái gì dùng để thiết kế sơ đồ?), xác định phương pháp thiết kế và phương pháp sử dụng sơ đồ đã thiết kế (xây dựng và sử dụng sơ đồ như thế nào?). Nếu thiếu một trong ba thành tố trên thì việc thiết kế sơ đồ sẽ gặp khó khăn và thiếu cơ sở để đánh giá sơ đồ đó xây dựng mang tính khoa học và tính thực tiễn.

Đảm bảo tính khoa học: tính khoa học thể hiện ở việc lựa chọn chính xác

kiến thức cơ bản trong bài học để đưa vào sơ đồ và việc xác định mối quan giữa các đơn vị kiến thức để sắp xếp chúng theo thứ tự, logic có hệ thống, cân đối, hợp lí sao cho q trình đọc, hiểu sơ đồ được thuận lợi thu hút sự chú ý và thuận lợi cho việc ghi nhớ kiến thức của học sinh.

Phù hợp với trình độ nhận thức, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh: sơ đồ được thiết kế phải phù hợp với nhận thức của học

sinh, sơ đồ khơng q khó và khơng q dễ. Trong q trình thiết kế, giáo viên nên tích cực tổ chức, hướng dẫn, gợi ý, khi thiết kế giáo viên cần khuyến khích học sinh tham gia vào các khâu của quá trình thiết kế nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo của học sinh và tạo bầu khơng khí học tập tích cực, vui vẻ để học sinh hứng thú tham gia các hoạt động học tập của học sinh.

Đảm bảo sự thống nhất các kí hiệu, màu sắc, hình khối được quy ước trên sơ đồ: các kí hiệu được đưa lên sơ đồ không chỉ đảm bảo sự thống nhất mà cịn đảm

bảo về số lượng, kích thước, hình khối, màu sắc, hình ảnh… nhằm chuyển tải được nhiều thơng tin về kiến thức và mối quan hệ giữa các kiến thức phù hợp với mục đích sử dụng của sơ đồ. Đồng thời, giúp học sinh dễ dàng phân biệt đối tượng được mã hóa trên sơ đồ. Tóm lại, việc chuyển hóa kiến thức thành sơ đồ phải đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng những từ khóa đa nghĩa, tối nghĩa, khơng sử dụng những hình khối sơ đồ nhiều chi tiết, màu sắc, kí hiệu khơng thống nhất làm phức tạp hóa vấn đề, gây khó khăn cho q trình tư duy của HS.

Một phần của tài liệu phuong-phap-so-do-hoa-kien-thuc-trong-day-hoc-lich-su-viet-nam-1919-1975-o-truong-thpt163 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w