Kết quả trên cho thấy tỷ lệ chênh lệch khá rõ giữa lớp thực nghiệm và đối chứng, cho phép khẳng định việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để hình thành kiến thức cho học sinh là cần thiết và có tính khả thi.
4.3. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động củng cố, luyện tập trongdạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 1975) ở trường THPT dạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 1975) ở trường THPT
Củng cố, luyện tập không chỉ là một khâu của q trình dạy học mà cịn là một khâu của cấu trúc bài học. Theo lí luận dạy học lịch sử có 4 dạng bài học: bài nghiên cứu kiến thức mới; bài sơ kết; tổng kết, ôn tập, bài kiểm tra đánh giá; bài hỗn hợp. Theo cấu trúc bài học bao gồm công việc: ổn định lớp; kiểm tra bài cũ; dẫn dắt bài mới; dạy bài mới; củng cố, luyện tập.
Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức cho học sinh củng cố, luyện tập là việc sắp xếp sự kiện, hiện tượng lịch sử, đối tượng về không gian, thời gian, nhân vật lịch sử tạo thành tổ hợp hệ thống logic hoặc là sắp xếp tài liệu học tập, sắp xếp kiến thức lịch sử theo hệ thống, sắp xếp các loại câu hỏi, bài tập theo bài hoặc theo chủ đề.
Chương trình lịch sử Việt Nam (1919-1975) được chia thành bốn 4 thời kì: 1919-1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975 với nhiều sự kiện lịch sử, nhiều mối quan hệ đan xem với nhau. Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, những thắng lợi và thành tựu của nhân dân trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, tư tưởng…qua các thời kì. Nội dung kiến thức trên được dạy trong bài nghiên cứu kiến thức mới, khơng có tiết cho bài ơn tập, tổng kết nên việc sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức cho học sinh củng cố, luyện tập sau mỗi bài học là điều cần thiết và quan trọng trong hoạt động dạy học lịch sử ở giai đoạn này.
Như vậy, sử dụng sơ đồ để củng cố, luyện tập không chỉ là phương pháp dạy học tích cực nhằm hướng dẫn học sinh thu thập, phân tích, sắp xếp các kiến thức có cùng đặc điểm, tính chất, mối quan hệ với nhau theo một trật tự nhất định, biết thu thập và xử lí được nhiều nội dung kiến thức theo chiều rộng của vấn đề nghiên cứu và diễn tả độ sâu của kiến thức khi khái quát những nét bản chất nhất của nội dung kiến thức. Đây là cơ sở để phát triển các năng lực tự học và thói quen tự học cho học sinh trong quá trình học tập ở trường phổ thơng. Do vậy, GV nên sử dụng sơ đồ để hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức nhằm củng cố nội dung kiến thức đã học.
4.3.1. Quy trình sử dụng sơ đồ hóa để hệ thống hóa kiến thức cho HS củng cố, luyện tập
Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ được thực hiện qua các bước sau: