Dạng sơ đồ tư duy

Một phần của tài liệu phuong-phap-so-do-hoa-kien-thuc-trong-day-hoc-lich-su-viet-nam-1919-1975-o-truong-thpt163 (Trang 49 - 50)

(Đặc điểm c ủa phong trào dân tộc dân ch ủ ở Việt Nam (1919-1930))

*Sơ đồ xương cá (Fishbone diagram)

Sơ đồ xương cá là cách sử dụng hình vẽ, kí hiệu đơn giản để sắp xếp kiến thức theo hệ thống có hình giống xương cá. Sơ đồ xương cá dùng để xác định nguyên nhân làm nảy sinh vấn đề, phân tích nguyên nhân, phân loại nguyên nhân để đưa ra giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề hoặc được dùng để thể hiện hai hoặc nhiều mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng hoặc giữa các nội dung kiến thức trong bài học theo hướng cùng chiều hoặc cùng hệ thống, cùng đối tượng. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả được diễn tả bằng những mũi cùng chiều theo trật tự logic nhất định. Tuy nhiên, dạng sơ đồ trên chỉ mô tả một đối tượng hay một sự kiện, hiện tượng với nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân đó chỉ dẫn đến một kết quả., trong khi việc dạy học lịch sử thường bao gồm nhiều đối tượng hay sự kiện,

hiện tượng lịch sử khác hệ thống, mỗi nguyên nhân lại dẫn đến một kết quả thậm chí có sự kiện lịch sử vừa là ngun nhân lại vừa là kết quả. Do vậy, việc xác đinh mối quan hệ nguyên nhân và kết quả cần thực hiện qua hai mức độ tư duy khác nhau: xác định nguyên nhân và kết quả dựa vào một sự vật, hiện tượng đã biết trực tiếp quy định, đây là mức độ tư duy có tính chất kinh nghiệm sơ đẳng; xác định nguyên nhân, kết quả dựa vào các định luật chung tương ứng để giải thích các hiện tượng riêng lẻ hoặc dựa vào kết quả quan sát, nghiên cứu một số các hiện tượng riêng lẻ cùng loại để nêu ra những định luật hay những quy tắc chung, đây là mức độ tư duy khái quát. Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông giáo viên nên phát triển cả hai mức độ tư duy trên cho học sinh để xác định nguyên nhân và kết quả, phát hiện quy luật hình thành nguyên nhân, sàng lọc, phân tích các nguyên nhân theo hệ thống nhằm dự đoán được kết quả, rút ra được quy luật lịch sử đề ra được đường lối, chủ trương, xây dựng kế hoạch. Như vậy, sử dụng sơ đồ xương cá giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng qua các thời kỳ, nhìn nhận lịch sử một cách logic, theo quy luật.

Một phần của tài liệu phuong-phap-so-do-hoa-kien-thuc-trong-day-hoc-lich-su-viet-nam-1919-1975-o-truong-thpt163 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w