Kết quả TNSP nhóm VI và VIII

Một phần của tài liệu phuong-phap-so-do-hoa-kien-thuc-trong-day-hoc-lich-su-viet-nam-1919-1975-o-truong-thpt163 (Trang 138 - 139)

Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ chênh lệch khá rõ giữa lớp thực nghiệm và đối chứng cho phép khẳng định việc sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động củng cố,

luyện tập cho học sinh là cần thiết và mang tính khả thi.

4.4. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 -1975) ở trường THPT sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 -1975) ở trường THPT

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng khơng thể tách rời q trình dạy học, kết quả của quá trình kiểm tra để cung cấp những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Trước khi tiến hành kiểm tra, giáo viên cần xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra sao cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm đạt hiệu quả như mục tiêu đã đề ra. Sau khi kiểm tra giáo viên cần thu thập thông tin để đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Đồng thời, qua kết quả kiểm tra học sinh điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh không chỉ giúp giáo viên đánh giá được khả năng nhận thức và mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh mà còn đánh giá được mức độ thành thạo của các kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập như: kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa...), kĩ năng thiết kế sơ đồ, kĩ năng đọc hiểu sơ đồ, kĩ năng trình bày... Qua đó, góp phần phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng tự học cho học sinh và đánh giá thái độ của học sinh trong q trình học tập.

Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng có nhiều phương pháp kiểm tra như: kiểm tra dưới dạng viết (có 2 hình thức: kiểm tra tự luận và kiểm tra

trắc nghiệm), kiểm tra thực hành, bài kiểm tra vấn đáp, kiểm tra quan sát... Các phương pháp kiểm tra này được thực hiện trong kiểm tra, đánh giá quá trình (kiểm tra thơng qua các hoạt động khởi động, hoạt động nghiên cứu kiến thức, hoạt động cổng cố, luện tập, hoạt động tự học...) và thực hiện trong kiểm tra, đánh giá định kì (kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra hết kì. Việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức kết hợp với các phương pháp kiểm tra sẽ góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông nhằm đạt mục tiêu về kiến thức, tình cảm, thái độ, kĩ năng, năng lực theo quy định của chương trình giáo dụ phổ thơng hiện nay ở nước ta.

4.4.1. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong kiểm tra viết

Kiểm tra viết là cách thức GV kiểm tra học sinh thông qua các câu hỏi, bài tập, HS viết câu trả lời của mình vào giấy rồi nộp lại cho GV. Đây là hình thức kiểm tra cơ bản trong q trình dạy học ở phổ thơng. Phương pháp kiểm tra viết bao gồm 2 hình thức phổ biến là bài tự luận và bài trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên, như đã nói ở trên hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện để kiểm tra, đánh giá quá trình và kiểm tra, đánh giá định kì nên nội dung phần này chúng tôi chỉ giới thiệu phương pháp kiểm tra viết dưới hình thức bài tự luận. Các câu hỏi, bài tập để kiểm tra được xây dựng theo chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ trong chương trình mơn Lịch sử ở trường THPT.

Phương pháp kiểm tra viết kết hợp kĩ thuật dạy học “Bản đồ khái niệm”, nhiệm vụ học tập của học sinh được GV cụ thể dưới dạng sơ đồ. Qua đó, giúp học sinh hiểu bản chất của khái niệm lịch sử. Ví như khi dạy xong bài 13, Mục II “Đảng

cộng sản Việt Nam ra đời”, giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết nhiệm vụ học tập

sau: “Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể em hãy làm rõ những nội dung kiến thức có

trong sơ đồ dưới đây”.

Một phần của tài liệu phuong-phap-so-do-hoa-kien-thuc-trong-day-hoc-lich-su-viet-nam-1919-1975-o-truong-thpt163 (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w