8. Cấu trúc luận án
3.4. Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919-1975) ở trường
3.4.1. Thời kì 1919-1930
Khi dạy bài 12 mục I – Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi trình bày cho học sinh
biết những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Giáo viên cần phân tích chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp làm chuyển biến kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam. Giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.2 Chuyển biến mới về
Hình 3.2: Chuyển biến mới về kinh tế - xã hội ở Việt Nam (1919-1929)
Sau khi dạy xong bài 13 – Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925
đến năm 1930, nhằm giúp học sinh biết được sự hình thành và phát triển phong trào
dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930. Qua đó, hiểu và rút ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm phong trào dân tộc dân chủ ở việt Nam (1919-1930), phong trào này là một trong những yếu tố quan trọng cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Với mục tiêu trên, giáo viên sử dụng sơ đồ hóa kiến thức ở hình 3.3: Đặc điểm của phong trào yêu nước ở Việt Nam (1919-1930) nhằm hệ thống những kiến thức đã học cho sinh giúp học sinh hiểu sâu nhớ lâu kiến thức.
Nhằm giúp học sinh biết nội dung cơ bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đầu năm 1930 giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.4: Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
đầu 1930, khi dạy 13 mục II – Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Hình 3.4: Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đầu 1930
Sau khi dạy xong bài 13 – Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925
đến năm 1930, nhằm giúp học sinh hiểu được phong trào công nhân và phong trào yêu
nước phát triển mạnh mẽ trong những năm 1925 đến năm 1930 là điều kiện chín muồi cho Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930. Giáo viên tổ chức cho học sinh hệ thống kiến thức về quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân từ năm 1919 đến năm 1930 theo sơ đồ hình 3.5: Những nét chính của phong trào công nhân Việt Nam (1919-1930).
Sau khi dạy xong bài 13 – Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925
đến năm 1930, để hiểu rõ vai trị của Nguyễn Ái Quốc đối với q trình vận động
chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, giáo viên tổ chức cho học sinh hệ thống những sự kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 theo sơ đồ hình 3.6: Quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1923-1930).
Hình 3.6: Quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1923-1930)
Khi dạy 13 mục II – Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, để trả lời câu hỏi: Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.7: Ý nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930)
Sau khi dạy xong bài 13 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm
1925 đến năm 1930, nhằm giúp học sinh hiểu rõ phong trào đấu tranh yêu nước của
nhân dân ta trong 3 tập niên đầu thế kỉ XX, đó là phong trào dân tộc theo khuyên hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản. Cuối cùng phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm 1919- 1925 bị thất bại. Từ đó, đặt ra yêu cầu cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi phải có chính đảng của giai cấp vô sản với đường lối lãnh đạo đúng đắn. Vậy nguyên nhân, điều kiện nào để phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.8: Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới sự xuất
hiện phát triển của khuynh hướng vơ sản.
Hình 3.8: Ngun nhân, điều kiện dẫn tới sự xuất hiện và phát triển của khuynh hướng vơ sản