Bộ luật mẫu UNIDROIT về cho thuê

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 30 - 31)

1.4.1. Quá trình hình thành

Tiếp theo Cơng ước UNIDROIT về cho th tài chính quốc tế ra đời vào năm 1988, UNIDROIT nhận thấy rằng, cần hỗ trợ các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường về mặt pháp luật, nhằm giúp các nước này có thể nhận được nhiều đầu tư tài chính từ các nước phát triển và các định chế tài chính quốc tế. Đối với những nước đang phát triển, việc nhận được đầu tư tài chính, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là nguồn lực tối quan trọng để phát triển.

Khác với Cơng ước UNIDROIT về cho th tài chính quốc tế, mục đích chính của Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê [11] là cung cấp một bộ luật mẫu để các nước trên cơ sở đó xây dựng luật cho thuê của riêng mình, nhằm điều chỉnh các giao dịch cho thuê trong nội địa của nước đó. Bằng cách cung cấp một mơ hình pháp lý hiện đại, UNIDROIT sẽ không chỉ cung cấp sự chắc

chắn trong pháp lý cho các nhà đầu tư, mà còn tránh được việc luật về cho

thuê ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau, làm khó khăn trong việc kinh doanh, đầu tư tài chính trên bình diện quốc tế sau này.

Do đó, vào tháng Tư năm 2005, tại kỳ họp lần thứ 84 của mình, Hội đồng quản trị UNIDROIT cho phép Ban thư ký thiết lập đạo luật mẫu về cho

thuê (Model Law on Leasing), với mục đích là tạo ra hành lang pháp lý chắc

chắn hơn cho việc cho thuê, và là luật mẫu để các nước đang và sẽ xây dựng luật cho thuê làm cơ sở.

Qua q trình chuẩn bị, đóng góp của các đại diện chính phủ từ nhiều quốc gia, cũng như các tổ chức tài chính quốc tế tại các hội nghị ở Johannesburg (Nam Phi) năm 2007 và Muscat (Oman) năm 2008, bản dự thảo Luật mẫu về cho thuê đã dần hoàn thiện. Tại phiên họp chung của

27

UNIDROIT được tổ chức tại Rome Italia, Bộ luật mẫu về cho thuê đã được thông qua vào ngày 13 tháng 11 năm 2008. Bộ Luật mẫu tập trung vào những khía cạnh về pháp luật của việc cho thuê, do đó khơng đả động đến những khía cạnh về tài chính, kế tốn và giám sát của việc cho thuê. Luật cũng chỉ áp dụng đối với hợp đồng thuê thương mại, do đó khơng mở rộng để áp dụng với hợp đồng thuê của người tiêu dùng. Nó áp dụng cho một phạm vi rộng các loại tài sản, nói ngắn gọn là bao gồm tất cả các thể loại tài sản được sử dụng trong các nghề thủ công, thương mại, kinh doanh của bên thuê.

Nó bao gồm một phạm vi các giao dịch cho thuê rộng hơn là công ước UNIDROIT 1988, với ý tưởng rằng, trong khi thừa nhận cho thuê tài chính là cơng cụ mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của lĩnh vực này, để tránh việc hướng sự phát triển ngành công nghiệp này vào bất kỳ thể loại đặc biệt nào của giao dịch: nó, do đó, áp dụng cho cả hợp đồng thuê tài chính và hợp đồng cho thuê

phi tài chính [14].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)