Nguyên nhân của tình trạng trên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 79 - 85)

4 Trách nhiệm pháp lý liên quan đến tài sản

3.3.2. Nguyên nhân của tình trạng trên

Theo tác giả luận văn, có hai ngun nhân chính dẫn đến tình trạng các cơng ty cho th tài chính có nợ xấu tăng cao, thị trường thu hẹp và số lượng cơng ty CTTC ngày càng ít như sau:

a) Khung pháp lý chưa hoàn thiện

Mặc dù hoạt động CTTC ở Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1990s, công ty CTTC đầu tiên được thành lập năm 1997, nhưng mãi đến năm

76

2001 mới có nghị định (Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001) về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính. Nghị định này được bổ sung năm 2005 (Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/ 2005), đến năm 2006 mới có thơng tư hướng dẫn thi hành của Ngân hàng Nhà nước (Thông tư số 05/2006/TT-NHNN ngày 25/7/2006). Năm 2007 đứng trước nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ, Nhà nước mới ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho th tài chính của cơng ty cho th tài chính.

Đến năm 2010 mới có Luật các tổ chức tín dụng, trong đó qui định nhiều điều liên quan đến hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. Mới nhất, năm 2014 Chính phủ lại ban hành nghị định (số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014) qui định về hoạt động của Cơng ty tài chính và cho th tài chính. Nghị định này qui định sẽ thay thế cho nghị định 16/2001/NĐ-CP và nghị định 65/2005/NĐ-CP.

Vướng mắc đầu tiên về khung pháp lý nằm trong vấn đề đăng ký lưu hành phương tiện. Theo nguyên tắc, trụ sở công ty CTTC ở đâu thì đăng ký lưu hành phương tiện lần đầu tại địa bàn đó. Như vậy, đối với cơng ty CTTC có địa bàn hoạt động trên tồn quốc, sẽ có trường hợp cơng ty phải giao tài sản thuê cho khách hàng ở rất xa địa bàn đặt trụ sở của cơng ty. Nếu theo quy định, tài sản đó phải vận chuyển đến địa phương nơi đặt trụ sở của công ty để khám lưu hành. Điều này rất khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm tính thực tế của quy định. Tuy nhiên điều này mãi tới nghị định năm 2005 mới được giải tỏa.

Bên cạnh vướng mắc trên, trong thực tế, nhiều doanh nghiệp khi có tài sản thuê là các phương tiện giao thơng cũng gặp phải khó khăn về cơ sở pháp lý tương tự khi sử dụng bản sao công chứng đăng ký xe ô tô. Nghị định 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ đối với phương tiện giao thơng có đăng ký sở hữu quy định: công ty cho thuê tài chính giữ bản đăng ký chính cịn các

77

phương tiện tham gia giao thơng thì chỉ có bản sao cơng chứng. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp là bên thuê sử dụng phương tiện gặp nhiều khó khăn tại một số địa phương vì các cơ quan chức năng không chấp nhận việc sử dụng đăng ký nói trên với lý do: chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ chủ quản hoặc không đúng với các thông tư liên quan.

Một bất cập khác liên quan đến việc thu hồi tài sản cho thuê trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Theo luật định, những trường hợp các doanh nghiệp cố tình khơng trả lại tài sản th, cơng ty CTTC có thể khởi kiện ra tịa. Đồng thời, việc thu hồi tài sản cho thuê được tiến hành dưới sự chứng kiến của bên thuê hoặc người được bên thuê giao quyền quản lý tài sản cho thuê và đại diện của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi có tài sản cho thuê, cụ thể là UBND, công an các cấp... Tuy nhiên các cơ quan này thường khơng nhiệt tình hỗ trợ, khơng áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê vì nhiều lý do khác nhau, vì vậy việc thi hành án để đòi nợ của các công ty CTTC gặp rất nhiều khó khăn. Quyền được thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp đồng là vấn đề gây nhiều bàn cãi. Trên thực tế quyền này đơi khi rất khó thực hiện được vì bên th thường khơng chịu giao tài sản, nếu khơng có sự hỗ trợ của các cơ quan thi hành pháp luật.

Có thể thấy, quy định không chặt chẽ về thuê tài sản là một trong những ngun nhân đẩy các cơng ty CTTC vào tình trạng rủi ro cao. Hiện rất nhiều doanh nghiệp sau khi thuê tài sản của các công ty CTTC đã tẩu tán tài sản hoặc chây ì khơng trả lại tài sản, chiếm giữ tài sản trái phép hoặc trả lại trong tình trạng tài sản hư hỏng nặng. Những sự việc trên theo quy định có thể kiện ra tịa án, nhưng quá trình kiện tụng và thi hành án thường kéo dài, tốn nhiều chi phí và cơng sức, vì vậy, nhiều trường hợp trong khi chờ được tòa án

78

giải quyết thì cơng ty CTTC đã lâm vào tình trạng mất thanh khoản, hoạt động cầm chừng.

Một vấn đề mang tính qui định của luật pháp nữa là thuế. Như đã biết, ưu điểm của hình thức th tài chính là tài sản th khơng phải tính vào khoản nợ của doanh nghiệp.Nhưng các cơng ty CTTC chưa thể triển khai hình thức tín dụng này khi phương pháp tính thuế khơng hợp lý. Bởi khi cho th vận hành, phần phí cơng ty CTTC thu về không phải chỉ là giá trị tăng thêm khi cho thuê mà bao gồm cả lãi suất tiền vay, khấu hao tài sản, chi phí vận hành hoạt động cho thuê và kỳ vọng lợi nhuận của các công ty CTTC.Như vậy, nếu khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng trên khoản phí này thì rõ ràng là cơng ty CTTC sẽ phải chịu thuế chồng thuế. Các công ty CTTC đã kiến nghị Bộ Tài chính cho phép tách các khoản phí này ra để tính đúng phần thuế VAT trên giá trị tăng thêm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hướng dẫn để thực hiện.

b) Trình độ quản trị yếu kém

Như đã trình bày, khác với tính dụng ngân hàng, cho th tài chính là loại hình tín dụng khơng cần tài sản thế chấp. Vì vậy, khi trình độ quản lý của công ty CTTC yếu kém, nếu bên thuê kết hợp với người của cơng ty CTTC cố tình trục lợi, cơng ty CTTC sẽ bất lợi do khơng có tài sản đảm bảo. Khi ấy cơng ty CTTC sẽ mất vốn, lâm ngay vào khó khăn, thậm chí dẫn đến phá sản.

Ví dụ điển hình là trong thời kỳ lãi xuất ngân hàng đang ở mức cao (trên 15% năm), bên đi thuê thường kết hợp với cán bộ của công ty CTTC và bên cung cấp thiết bị nâng khống giá trị thiết bị thuê lên nhiều lần. Khi Công ty CTTC chuyển tiền mua thiết bị, bên cung cấp thiết bị sẽ rút khoản chênh lệch, trả lại tiền cho bên thuê. Bên thuê dùng khoản tiền này dùng vào việc khác, đây có thể được coi là hình thức “vay vốn ngân hàng khơng có thế chấp”. Hậu quả cuối cùng là bên công ty CTTC chịu mọi rủi ro. Trong trường

79

hợp có thu hồi được tài sản, thì giá trị của tài sản cũng rất thấp so với giá trị lúc đi mua.

Điển hình trong hồn cảnh này phải kể đến hai cơng ty CTTC có cùng ngân hàng mẹ (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) là Công ty CTTC I (ALC I) và Công ty CTTC II (ALC II). Theo con số điều tra, hai cơng ty này đang có số nợ khơng thể địi lên đến trên 7.000 tỷ đồng. Giám đốc của ALC II phải chịu hình phạt cao nhất của pháp luật.

Yếu kém trong quản trị còn thể hiện ở việc các công ty CTTC đua nhau cho một nhóm nhỏ đối tượng vay. Trong khi những doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề này mang tính rủi ro rất cao, nhiều doanh nghiệp chỉ được lập ra bởi những cá nhân khơng có hiểu biết về kinh doanh và pháp luật (là nông dân thuần túy hoặc làm ngành nghề tự do) và có một nhiệm vụ duy nhất là ký hợp đồng th tài chính đóng mới tàu để chở than lậu. Việc hàng loạt các cơng ty CTTC tham gia vào cho th đóng tàu cỡ nhỏ trước năm 2007, để rồi sau đó số nợ xấu tăng cao, dẫn đến mất vốn, mất khả năng thanh toán, phải tái cơ cấu là minh chứng rõ nhất cho trường hợp này.

Ngoài ra, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ CTTC còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. Đa số khách hàng tìm đến với CTTC thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng thương mại về uy tín, tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính, hoặc do chính ngân hàng thương mại mẹ đẩy xuống… nhưng các cơng ty CTTC khơng có qui định thẩm định chặt chẽ, bị thúc ép bởi doanh số từ ngân hàng mẹ, nên cho vay bừa bãi, dẫn đến mất vốn.

Nhìn lại thị trường cho thuê tài chính của Hàn Quốc thấy rằng, thị trường chủ yếu là viễn thông, khai mỏ hay nông nghiệp là những ngành tương đối an tồn, khơng gặp nhiều rủi ro.

80

Bên cạnh đó, mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng (năm 2010) quy định cơng ty CTTC được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế các công ty CTTC chưa thể thực hiện được các nghiệp vụ huy động vốn này vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là uy tín của bản thân các cơng ty

CTTC chưa cao, chưa đủ tín nhiệm để khách hàng có thể giao gửi tiền của họ

cho cơng ty CTTC.Vì vậy, cho đến nay nguồn vốn chủ yếu của các công ty CTTC vẫn là vay của ngân hàng mẹ. Đây là một trong những khó khăn chính của các cơng ty CTTC nhưng chưa có giải pháp tháo gỡ. Ngồi ra, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của cơng ty tài chính và cơng ty CTTC cho phép các công ty CTTC mở ra hoạt động cho vay vốn lưu động với DN thuê tài chính, nhưng lại khơng cho huy động vốn ngắn hạn ở các tổ chức. Công ty

CTTC sẽ chỉ được nhận vốn trung và dài hạn của các tổ chức, thay vì cả cá nhân như Nghị định 16/2001/NĐ-CP trước đó. Mặc dù việc hạn chế huy động vốn cá nhân góp phần giảm rủi ro cho các cơng ty CTTC, nhưng theo Hiệp hội CTTC, nên cho công ty CTTC huy động vốn của các cá nhân trung -dài

hạn theo tỷ lệ tương ứng với vốn tự có và cho phép huy động vốn ngắn hạn từ các tổ chức. Như vậy, các cơng ty CTTC sẽ có nguồn cho vay vốn lưu động hợp lý hơn thay vì huy động dài hạn, cho vay ngắn hạn như hiện nay.

Một nguyên nhân nữa là ý thức tuân thủ luật pháp của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam kém hơn nhiều so với các nước phát triển. Bên thuê sẵn sàng chây ì khơng nộp tiền th, khơng trao trả tài sản, hoặc tìm đủ mọi cách để trục lợi.

Khách hàng chủ yếu của các công ty CTTC là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số liệu tài chính đều khơng có kiểm tốn, khơng địi hỏi tài sản đảm bảo nên rủi ro cao cũng là điều đương nhiên.

81

Tóm lại, bên cạnh việc hệ thống luật pháp chưa hồn thiện, thì năng lực quản trị kinh doanh yếu kém, cộng thêm với tham nhũng, tư lợi cá nhân của chính nhân lực trong ngành CTTC và ý thức tuân thủ phát luật kém của một bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đã dẫn đến tình trạng “thê thảm” của ngành CTTC như hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)