Ngành cho thuê tài chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 75 - 79)

4 Trách nhiệm pháp lý liên quan đến tài sản

3.3.1. Ngành cho thuê tài chín hở Việt Nam

Hoạt động CTTC ở Việt Nam Có thể khái quát thành 3 giai đoạn [9]

Giai đoạn 1: Từ năm 1995 đến năm 1997

Công ty CTTC đầu tiên được thành lập tại Việt nam là công ty CTTC quốc tế Việt Nam vào tháng 10/1996. Đây là liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam, Cơng ty tài chính quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương

Pháp, Công ty cho th cơng nghiệp Hàn Quốc và Ngân hàng tín dụng Nhật bản với vốn điều lệ là 5 triệu USD. Đến tháng 11/1996 công ty CTTC Việt Hàn ra đời với hình thức sở hữu là 100% vốn nước ngoài, vốn điều lệ là 10 triệu USD do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc đứng chủ sở hữu. Đến tháng 7/1997, công ty CTTC Việt Nam được thành lập có vốn điều lệ 10 triệu USD với sự liên doanh giữa Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng tài sản Nhật bản, Công ty thuê mua Nhật bản và Ngân hàng phát triển Đông Nam Á. Trong giai đoạn này, chưa thấy sự có mặt của các cơng ty CTTC 100% vốn Việt Nam.

Giai đoạn 2: Từ năm 1998 -2005

Ngày 12/12/1997 Luật NHNN số 01/1997/QH10 và Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 đã được Quốc Hội thơng qua và có hiệu lực thi

72

hành từ ngày 01/10/1998. Các công ty CTTC bị chi phối bởi 2 luật này. Đi đôi với việc ban hành Nghị định điều chỉnh hoạt động CTTC năm 2001 và năm 2005, việc ra đời các công ty CTTC cũng đa dạng hơn. Nếu như trước đó hình thức sở hữu là liên doanh thì năm 1998 có 5 cơng ty CTTC ra đời thuộc sở hữu nhà nước có vốn điều lệ như nhau là 55 tỷ đồng. Đó là cơng ty CTTC Ngân hàng Công thương Việt Nam, Công ty CTTC Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Công ty CTTC I và Công ty CTTC II của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tháng 12/1999, cơng ty CTTC 100% vốn nước ngồi được thành lập, đó là Cơng ty CTTC ANZ-VTRACT. Tháng 12/2004, công ty CTTC II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra đời với vốn điều lệ là 150 tỷ đồng.

Giai đoạn 3: Từ năm 2006 đến nay

Trong giai đoạn này, bên cạnh việc hồn thiện hành lang pháp lý, quy mơ hoạt động của các công ty CTTC cũng ngày càng mở rộng. Trong năm 2006, 2 công ty CTTC ra đời, trong đó có 1 cơng ty CTTC của ngân hàng thương mại cổ phần đó là Cơng ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài gịn Thương tín có vốn điều lệ 100 tỷ và công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease. Giai đoạn này chứng kiến ngành CTTC phát triển mạnh đến mốc thời gian

2006-2007, sau đó đi vào giai đoạn khó khăn do nợ xấu tăng cao. Sau 20 năm

hoạt động, đến năm 2014, thị trường CTTC Việt Nam bao gồm các cơng ty CTTC được trình bày trong Bảng 3.2.

73

Bảng 3.2: Thống kê các công ty CTTC ở Việt Nam

TT Tên công ty Năm thành lập Vốn điều lệ

1 Công ty CTTC Vietinbank 1998 800 2 Công ty CTTC Vietcombank 1998 500 3 Công ty CTTC BIDV 1998 447 4 Công ty CTTC Agribank II 1998 350 5 Công ty CTTC Agribank I 1998 200 6 Công ty CTTC Sacombank 2006 300 7 Công ty CTTC ACB 2007 200 8 Công ty CTTC Vinashin 2008 200

9 Công ty CTTC Quốc tế Việt Nam 2008 350

10 Công ty CTTC Kexim 1996 13 triệu USD

11 Công ty CTTC Quốc tế Chailease 2006 200

Như vậy, theo thống kê có 8 (số thứ tự từ 1 đến 8) công ty CTTC trong nước và 3 cơng ty cho th tài chính nước ngồi cịn hoạt động. Tuy nhiên, trong số 8 công ty CTTC trong nước, chỉ một vài công ty trực thuộc các NHTM lớn mới đủ tiềm lực về vốn và khách hàng để hoạt động ổn định và có lợi nhuận. Số cịn lại cũng đang chật vật để tồn tại.

Theo số liệu của NHNN, hiện chỉ có 5 cơng ty cho th tài chính cịn hoạt động. Đó là cơng ty con của các ngân hàng: Công thương Việt Nam, Ngoại thương Việt Nam, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ACB và Sacombank. Hiện Ngân hành Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng ACB đang có kế hoạch “xóa sổ” cơng ty cho th tài chính. Nếu điều này xảy ra, thì trên thị trường chỉ cịn 3 cơng ty cho th tài chính cịn hoạt động hiệu quả

74

(Vietcombank Leasing, VietinBank Leasing và Sacombank Leasing) [15,16].

Đa số các công ty cho th tài chính cịn lại đều chung số phận: thua lỗ, hầu như phải ngừng hoạt động để tập trung thu hồi nợ xấu, hoặc âm thầm đóng cửa. Bảng 3.3. trình bày một số chỉ tiêu cơ bản của các cơng ty cho th tài chính trong tương quan so sánh với tồn thệ thống tín dụng, ngân hàng.

Bảng 3.3: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản (đến 30/6/2014) Loại hình tổ chức tín dụng Tổng tài sản có (tỷ đồng) Vốn tự có (tỷ đồng) Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu Các cơng ty cho thuê tài chính 62.958 2.220 18.823 3,35 Tồn hệ thống tài chính 5.961.843 472.419 428.767 18,26 Tỷ lệ CTTC so với toàn hệ thống 1,05% 0,47% 4,39%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước; Tỷ lệ CTTC so với tồn hệ thống do tác giả tính tốn

Xét về yếu tố nợ xấu, theo thông tin từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nợ xấu của các cơng ty CTTC đứng ở mức cao nhất, trong đó tỷ lệ nợ xấu của một số công ty CTTC lên tới gần 50% trong năm 2012. Cùng với đó, thời gian qua, hàng loạt bê bối cũng dính đến nhóm cơng ty này như Công ty CTTC Công nghiệp Tàu thuỷ Vinashin (VFL) trong vụ việc Vinashin; Công ty CTTC của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ALC 2 bị điều tra về vụ án tham nhũng, truy tố các bị can về lừa đảo chiếm đoạt, tham ô hay lợi dụng chức vụ…

Kết quả hoạt động kinh doanh của một số cơng ty cho th tài chính chủ yếu trong 3 năm gần đây được thống kê tại bảng 3.4.

75

Bảng 3.4: Kết quả hoạt động 3 năm của một số công ty CTTC (tỷ đồng)

Công ty 2013 2012 2011

Dư nợ Nợ xấu LNTT Dư nợ Nợ xấu LNTT Dư nợ Nợ xấu LNTT CTy CTTC Vietinbank 1.566 2,03 90 1.438 - 101 1.636 - 101 CTy CTTC Vietcombank 1.612 - 51 - - 64 - - 48 CTy CTTC Sacombank 989 1,43 75 - 0,99 82 - - 75 CTy CTTC BIDV - - 27 2.554 - Lỗ 219 3.001 - Lỗ 13 CTy CTTC ACB 973 - 69 925 - 71 - - 51

Đây là những số liệu báo cáo chính thức, tuy nhiên trên thực tế nợ xấu của các công ty CTTC còn cao hơn nhiều. Một báo cáo hồi năm 2012 cho thấy nợ xấu của toàn ngành CTTC năm 2010 chiếm 46% tổng dư nợ, 2011 là 45% và năm 2012 là 46%. Đây thực sự là những con số đáng báo động.

Nói tóm lại, mặc dù được đánh giá là hoạt động tín dụng rất phù hợp với điều kiện Việt Nam, do doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp, tuy nhiên hoạt động của các công ty CTTC trong 20 năm qua lại không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Các công ty CTTC đang rơi rụng dần, nợ

xấu tăng cao, ngành cho thuê tài chính nước ta đang đứng trước câu hỏi lớn

“Tồn tại hay không tồn tại”.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)