KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 89 - 92)

4 Trách nhiệm pháp lý liên quan đến tài sản

KẾT LUẬN CHUNG

Thông qua việc nghiên cứu Công ước quốc tế UNIDROIT về cho thuê tài chính quốc tế, Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê, pháp luật Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính, cũng như thực trạng ngành cho thuê tài chính của Hàn Quốc và Việt Nam hiện nay, cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

1. Cho th tài chính là một loại hình tín dụng trung - dài hạn có tính chất đặc thù, phản ánh mối quan hệ tay ba giữa bên cho thuê, bên thuê và bên cung cấp thiết bị. Dịch vụ cho th tài chính có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thu hút vốn đầu tư, nâng cao năng lực công nghệ của đất nước thông qua tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên thế giới, dịch vụ cho thuê tài chính đã được phát triển từ những năm 1950s, ngày nay đã có mặt ở trên 100 quốc gia. Doanh thu dịch vụ cho thuê tài chính trên

toàn cầu hàng năm đạt khoảng 500 tỷ USD.

2. Lần đầu tiên ở Việt Nam đã dịch và phân tích được nội dung cơ bản của hai bộ luật quốc tế quan trọng liên quan đến lĩnh vực cho th tài chính. Trong đó Cơng ước UNIDROIT về cho th tài chính quốc tế điều chỉnh các giao dịch cho th tài chính có yếu tố quốc tế. Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê định hướng làm bộ luật mẫu, để các quốc gia tham gia tổ chức UNIDROIT trên cơ sở đó xây dựng bộ luật về cho thuê của quốc gia mình, nhằm điều chỉnh những giao dịch cho thuê trong nội địa. Hai bộ luật quốc tế về cho thuê tài chính nói trên qui định rõ quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch CTTC. Các bộ luật cũng qui định rõ về trách nhiệm đối với tài sản trong từng giai đoạn của giao dịch, phương thức xử lý khi một bên phá sản. Đây là những vấn đề cơ bản cần được luật hóa nếu muốn phát triển ngành cho thuê tài chính ở bất kỳ quốc gia nào.

86

3. Đã dịch và phân tích được nội dung cơ bản của Luật Kinh doanh Tài chính tín dụng chuyên ngành Hàn Quốc phần liên quan đến dịch vụ cho thuê tài chính và hoạt động của các cơng ty cho th tài chính. Pháp luật Hàn Quốc khơng phân biệt giữa loại hình cho th tài chính và các loại hình cho th khác, mà gộp chung là loại hình cho thuê phương tiện thiết bị. Điểm quan trọng là pháp luật hiện hành thay đổi tư duy quản lý từ hệ thống cấp giấy phép sang hệ thống đăng ký đối với doanh nghiệp CTTC. Ngoài ra, Luật qui định rất chặt việc kiểm tra, giám sát, kiểm sốt đối với các cơng ty kinh doanh tài chính tín dụng phi ngân hàng. Luật cũng có qui định rõ ràng trong việc phạt tổ chức và cá nhân vi phạm luật, trong đó có hình phạt tù.

4. Đã trình bày được thực trạng của ngành cho thuê tài chính Hàn Quốc hiện nay với những số liệu thống kê mới nhất đến năm 2014. Trong đó, giá trị thị trường cho th tài chính tại Hàn Quốc đạt khoảng 7 tỷ USD/năm, tương đương khoảng 0,5% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Từ năm 2005 đến nay, giá trị thị trường cho thuê tài chính Hàn Quốc tăng 2,5 lần. Thị trường chính của ngành CTTC là ngành viễn thông, khai thác mỏ và nông – ngư nghiệp.

5. Đã cập nhật, trình bày và phân tích được nội dung pháp luật của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực cho thuê tài chính. Đã so sánh được sự giống và khác nhau căn bản giữa pháp luật về cho thuê tài chính của Việt Nam với pháp luật về cho thuê tài chính của Hàn Quốc cũng như Công ước UNIDROIT về Cho th tài chính Quốc tế.

6. Đã trình bày được quá trình hình thành và phát triển của ngành cho thuê tài chính ở Việt Nam, cũng như thực trạng yếu kém của ngành hiện nay, cùng tiềm năng phát triển dịch vụ CTTC ở Việt Nam trong thời gian tới.

7. Đã đề xuất phương hướng hoàn thiện luật pháp về cho thuê tài chính ở Việt Nam với những nội dung chính sau đây:

87

- Cần khẩn trương xây dựng Luật về kinh doanh cho thuê và cho thuê tài chính, kinh doanh trả góp, kinh doanh thẻ tín dụng, đầu tư tài chính như là một luật riêng biệt cùng với Luật Ngân hàng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh chứng khoán hợp thành một bộ luật về kinh doanh tài chính của Việt Nam. Trong đó nên gộp các loại hình cho th làm một, khơng nên tách riêng loại hình cho th tài chính.

- Hầu hết những qui định trong Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 của Chính phủ đều có thể đưa vào luật này. Nên qui định trong luật điều kiện, thủ tục thành lập cơng ty kinh doanh các loại hình kinh doanh tài chính tín dụng cho th, trả góp, thẻ tín dụng, đầu tư tài chính. Ngồi ra, nên đưa vào luật những qui định về trần tín dụng, về kiểm tra giám sát, về thu hồi tài sản cho thuê, về các vấn đề chuyên môn khác…

- Đặc biệt nên đưa vào luật hình thức xử phạt đối với hành vi gian dối, khai khống giá, lợi dụng kinh doanh để trục lợi cá nhân trong các lĩnh vực kinh doanh tài chính chun ngành. Trong đó có qui định rõ loại hành vi, mức vi phạm thì sẽ bị chuyển sang tội trạng hình sự và phạt tù hoặc hình thức cao hơn.

- Về giải pháp trước mắt, cần khẩn trương ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 39/2014/NĐ-CP liên quan đến việc: cấp và sử dụng Giấy đăng ký sở hữu tài sản cho thuê, giấp phép lưu hành, giấy phép sử dụng thiết bị, đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính, việc thu hồi và xử lý tài sản cho thuê, các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê, bảo đảm bên cho thuê thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê.

8. Nghiên cứu đề xuất với Nhà nước phê chuẩn Công ước UNIDROIT về cho thuê tài chính quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ giao dịch cho thuê tài chính mang tính chất quốc tế./.

88

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)