34 Toyota Financial Service Korea Co.,Ltd
2.2.4. Các qui định về hoạt động của công ty CTTC
Hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tín dụng chuyên ngành được qui định tại Chương IV của Luật Kinh doanh Tài chính Tín dụng Chuyên ngành từ điều 46 đến điều 52.
Ngoài điều 46 qui định về lĩnh vực kinh doanh, đáng chú ý là những qui định về lĩnh vực kinh doanh, Điều 47 qui định về các hình thức gọi vốn. Trong đó qui định doanh nghiệp có mấy hình thức huy động vốn như sau:
44 - Phát hành trái phiếu hoặc hối phiếu - Mua bán chứng khoán đang nắm giữ
- Chuyển giao khoản vay tín dụng đang nắm giữ
- Các cách khác theo quy định tại Sắc lệnh của Tổng thống.
Từ đó thấy rằng, các cơng ty kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tín dụng
chuyên ngành không được phép huy động vốn trực tiếp (Pháp luật Việt Nam
cho phép huy động vốn dài hạn trực tiếp từ các tổ chức, nhưng phải được Ngân Hàng Nhà nước cho phép). Điều 48 qui định về qui mô kinh doanh của công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tài chính tín dụng chun ngành khơng được cao hơn 10 lần so với vốn pháp định. Việc mua bán bất động sản đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực này chỉ được giới hạn trong những trường hợp sau (Điều 49):
- Văn phịng chính hoặc văn phịng chi nhánh hoặc các văn phịng khác. - Nhà cho cán bộ nhân viên hoặc trung tâm đào tạo cán bộ.
- Các bất động sản khác được qui định theo Nghị định của Thủ tướng. Việc Công ty Kinh doanh tài chính tín dụng chun ngành khơng được phép cho các cổ đơng chính của mình (hoặc những pháp nhân có liên quan đặc biệt đến cổ đơng chính) vay q 100% vốn pháp định của mình được qui định tại Điều 50 của Luật. Trường hợp cần thiết phải được sự đồng ý của hội đồng quản trị công ty và phải tuân thủ các qui trình chặt chẽ về báo cáo, chấp thuận của Ủy ban Chính sách và Giám sát Tài chính. Phạm vi các pháp nhân liên quan đến cổ đơng chính được qui định tại sắc lệnh của Tổng thống.
Luật Kinh doanh Tài chính tín dụng Chuyên ngành liên tục được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Khi sửa đổi, các nhà làm luật có xu hướng thêm vào các điều phụ được đánh số thứ tự sau điều chính, trong khi số
45
thứ tự của điều chính vẫn giữ nguyên. Rõ nhất là điều 50 của Luật, được thêm vào 9 điều phụ. Ngoài Điều 50-2 qui định về việc hỗ trợ tài chính thì Điều 50- 3 qui định rõ ràng về tiêu chuẩn nhân viên làm việc trong các Cơng ty kinh doanh tài chính tín dụng chuyên ngành và Điều 50-4 qui định về tiêu chuẩn và
việc bổ nhiệm giám đốc bên ngoài. Điều 50-5 qui định về Ủy ban kiểm toán, Điều 50-6 về kiểm soát nội bộ, Điều 50-8 qui định về chế độ báo cáo và Điều
50-9 qui định về quảng cáo.
Để tránh nhầm lẫn và hiểu nhầm, Luật còn dành hẳn Điều 51 qui định về việc cấm các tổ chức, công ty mang những tên như tài chính, tín dụng, cho th, thẻ tín dụng, trả góp, đầu tư tài chính, v.v.. nếu khơng phải là những công ty hoạt động theo luật này.
Chương 5 từ Điều 53 đến Điều 61 qui định về giám sát và thanh kiểm
tra đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tài chính tín dụng
chun ngành. Trong đó qui định Ủy ban Chính sách và Giám sát Tài chính
thực hiện quyền giám sát, thanh kiểm tra, chấn chỉnh hoặc rút giấy phép hoạt động của Công ty nếu thấy cần thiết.
Đáng chú ý theo điều 58 thì Cơng ty cho th có thể bị phạt tới 50 triệu won (tương đương 1 tỷ VNĐ) nếu không tuân thủ sự ấn định mức cho vay đối với doanh nghiệm vừa và nhỏ theo như qui định tại Điều 37.
Các điều khoản về phạt vi phạm được kết cấu trong Chương 8. Trong đó có hai loại phạt: phạt tiền và phạt tù nếu cố tính gian dối. Đối với cơng ty cho th, hình phạt chủ yếu liên quan đến việc vi phạm về tỷ lệ cho thuê đối với cổ đơng chính (khơng vượt q 100% vốn pháp định), chế độ báo cáo, chế độ kế toán, chế độ kiểm sốt.
Khơng tìm thấy những qui định riêng rẽ trong việc thu hồi tài sản, hay xử lý khi bên thuê bị phá sản. Những qui định phạt, khởi kiện cũng khơng tìm
46
thấy trong luật liên quan đến việc bên th cố tính chây ì không trả tài sản khi vi phạm hợp đồng cho thuê.