Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về CTTC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 85 - 89)

4 Trách nhiệm pháp lý liên quan đến tài sản

3.4. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về CTTC

Theo số liệu tại Bảng 2.2., doanh số tính riêng cho thị trường CTTC Hàn Quốc dao động từ 0,3 – 0,5% GDP. Như vậy, nếu tính qui đổi sang thị trường CTTC của Việt Nam thì doanh số CTTC phải đạt từ 500 đến 850 triệu USD/năm, tương đương từ 11.000 đến gần 20.000 tỷ VNĐ/năm. Trong khi doanh số hiện nay chỉ không bằng 1/10 của số này.

Ngồi ra có thể thấy rằng, hoạt động CTTC ở Việt Nam còn đầy tiềm năng, khi số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (đối tượng của CTTC) chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp hoạt động trên cả nước, hình thức CTTC có nhiều ưu việt, phù hợp với loại hình doanh nghiệp này. CTTC cũng đang là xu hướng phát triển trên thế giới.

Về xu thế, đang có một làn sóng về việc thành lập công ty con hoạt động CTTC của các ngân hàng thương mại. Giải pháp chủ yếu là tiếp tục tái cơ cấu toàn diện về tổ chức và hoạt động, hoặc chuyển đổi mơ hình nhằm đa dạng hố sản phẩm và gia tăng lợi nhuận. Việc lựa chọn phương án nào là do các ngân hàng và các công ty CTTC quyết định, phù hợp với điều kiện của từng công ty và ngân hàng. Vừa qua, NHNN công bố 2 dự thảo mới: Dự thảo Thơng tư quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng của cơng ty CTTC và Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng. Hai dự thảo này đã tác động mạnh vào hệ thống các tổ chức tín dụng. Vì theo đó, khi dự thảo được hồn chỉnh

82

và ban hành chính thức, các ngân hàng thương mại phải thành lập công ty con là công ty CTTC để cho vay tiêu dùng.

Thực tế, ngoài những ngân hàng đã mua lại hoặc thành lập mới công ty CTTC như Techcombank có cơng ty CTTC trực thuộc FE Credit; HD Bank có cơng ty CTTC HD Finance vừa bán 49% cổ phần cho Credit Saison, nhiều ngân hàng khác cũng đang có kế hoạch mua lại hoặc thành lập công ty CTTC

mới.

Chẳng hạn, BIDV đã trình xin kế hoạch lập cơng ty CTTC tiêu dùng với 3 phương án là mua lại một công ty CTTC đang hoạt động, hoặc chuyển đổi công ty CTTC hiện có của BIDV, hoặc thành lập mới cơng ty CTTC. PGBank cũng đã chính thức sáp nhập vào VietinBank.

Theo đó, VietinBank có kế hoạch chuyển một phần PG Bank thành công ty CTTC PG Finance. Hay ngân hàng ACB đã có dự kiến thành lập cơng ty CTTC ACB Leasing với mơ hình hoạt động gồm tín dụng tiêu dùng, CTTC và bao thanh toán với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Tương tự, Sacombank, Nam A Bank, OCB, DongA Bank... cũng đã lên kế hoạch thành lập công ty CTTC với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.

Từ những phân tích trên thấy rằng, mặc dù trước mắt cịn nhiều khó khăn, nhưng nếu có định hướng đúng, hành lang pháp lý thuận lợi, thì thị trường CTTC sẽ phát triển.

Trên cơ sở phân tích bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc, thực tiễn tình hình thực thi pháp luật Việt Nam về CTTC, nhằm tạo điều kiện cho thị trường CTTC phát triển lành mạnh, tránh những sai lầm trong thời gian qua, tác giả luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về CTTC như sau:

Về phương hướng: cần khẩn trương xây dựng Luật về kinh doanh cho th và cho th tài chính, kinh doanh trả góp, kinh doanh thẻ tín dụng, đầu tư

83

tài chính… như là một luật riêng biệt cùng với Luật Ngân hàng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh chứng khoán hợp thành một bộ luật về kinh doanh tài chính của Việt Nam. Về tên gọi có thể lấy tên như Luật Kinh doanh TCTD chuyên ngành của Hàn Quốc, hoặc một tên khác phù hợp với ngôn ngữ Việt Nam.

Tương tự như Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê và Luật KD TCTD chuyên ngành của Hàn Quốc, nên gộp các loại hình cho th làm một, khơng nên tách riêng loại hình cho th tài chính.

Hầu hết những qui định trong Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 của Chính phủ đều có thể đưa vào luật này. Tương tự như Luật Kinh doanh TCTD chuyên ngành của Hàn Quốc, nên qui định trong luật này điều kiện, thủ tục thành lập công ty kinh doanh các loại hình tài chính tín dụng phi ngân hàng, bảo hiểm và chứng khốn. Ngồi ra, nên đưa vào luật này những qui định về trần tín dụng, về kiểm tra giám sát, về thu hồi tài sản cho thuê, về các vấn đề chuyên môn khác…

Đặc biệt nên đưa vào luật hình thức xử phạt đối với hành vi gian dối, khai khống giá, lợi dụng kinh doanh để trục lợi cá nhân. Trong đó có qui định rõ loại hành vi, mức vi phạm thì sẽ bị chuyển sang tội trạng hình sự và phạt tù hoặc hình thức cao hơn. Chỉ có như thế mới dần lành mạnh hóa được thị trường tài chính tín dụng phi ngân hàng.

Về giải pháp trước mắt, cần khẩn trương ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 39/2014/NĐ-CP liên quan đến việc: việc cấp và sử dụng Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê, đăng ký sở hữu tài sản cho thuê, bảo đảm quyền của chủ sở hữu của bên cho thuê đối với tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê, đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính, việc thu hồi và xử lý tài sản cho thuê, các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê,

84

bảo đảm bên cho thuê thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê.

Kết luận Chƣơng 3

- Đã thống kê, cập nhật và trình bày nội dung luật pháp của Việt Nam

liên quan đến lĩnh vực cho thuê tài chính. Đã so sánh được sự giống và khác nhau căn bản giữa pháp luật về cho thuê tài chính của Việt Nam với pháp luật về cho thuê tài chính của Hàn Quốc cũng như Cơng ước UNIDROIT về Cho thuê tài chính Quốc tế.

- Đã trình bày được quá trình hình thành và phát triển của ngành dịch vụ

cho thuê tài chính ở Việt Nam, cũng như thực trạng yếu kém của ngành hiện nay, cùng tiềm năng phát triển dịch vụ CTTC ở Việt Nam trong thời gian tới.

- Đã đề xuất phương hướng hoàn thiện luật pháp về cho thuê tài chính ở

Việt Nam với những nội dung chính sau đây:

+ Xây dựng Luật về kinh doanh cho thuê và cho thuê tài chính, kinh

doanh trả góp, kinh doanh thẻ tín dụng, đầu tư tài chính như là một luật riêng biệt cùng với Luật Ngân hàng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh chứng khoán hợp thành một bộ luật về kinh doanh tài chính của Việt Nam. Trong đó nên gộp các loại hình cho th làm một, khơng nên tách riêng loại hình cho th tài chính. Ngồi ra, nên đưa vào luật những qui định về trần tín dụng, về kiểm tra giám sát, về thu hồi tài sản cho thuê, về các vấn đề chuyên môn khác…

+ Đặc biệt nên đưa vào luật hình thức xử phạt đối với hành vi gian dối, khai khống giá, lợi dụng kinh doanh để trục lợi cá nhân trong các lĩnh vực kinh doanh tài chính chuyên ngành.

+ Về giải pháp trước mắt, cần khẩn trương ban hành các thông tư hướng

85

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)