Giai đoạn trước năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 35 - 36)

Cũng như nhiều quốc gia khác, sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc luôn gắn liền với sự phát triển của hệ thống tài chính. Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế suốt hai thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ trước, ngành cơng nghiệp Hàn Quốc địi hỏi một khối lượng vốn khổng lồ để đầu tư, đặc biệt

trong ngành công nghiệp nặng và ngành y tế. Trong khi các công ty trong nước chưa tích tụ đủ tư bản để tái đầu tư, thì nguồn vốn từ ngân hàng trở nên càng cần thiết. Tuy vậy, vì các cơng ty vốn đã nghèo, lại khơng có tài sản thế chấp, nên sự ra đời của ngành CTTC dường như đã trở nên thiết yếu, với mục đích chính của ngành là cung cấp nguồn vốn vào đầu tư trang thiết bị.

Kể từ khi Công ty CTTC đầu tiên được thành lập vào năm 1972, thì

ngành CTTC Hàn Quốc đã phát triển vững vàng cả về số lượng và qui mô công ty. Năm 1973 Hàn Quốc ban hành Luật Hỗ trợ cho thuê tài chính

(Leasing Industry Promotion Act) [24]. Kể từ đây ngành CTTC của Hàn

Quốc đã phát triển mạnh mẽ. Thị phần của ngành CTTC trong tổng đầu tư toàn xã hội chỉ là 0,2% vào năm 1974, đã lên tới 10,2% vào năm 1987 và đạt tới 25,6% vào năm 1995. Năm 1991 Hàn Quốc thông qua Luật Kinh doanh CTTC (Leasing Business Act) thay thế cho luật năm 1973, thực tế luật này chỉ là luật đổi tên của Luật Hỗ trợ cho th tài chính. Có thể nói, ngành CTTC Hàn Quốc đã trở thành một lĩnh vực quan trọng của ngành tài chính ở phạm vi

32

đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Vào cuối tháng 12 năm 1997 có 25 cơng ty CTTC, bao gồm 20 công ty CTTC nội địa và 5 công ty được thành lập dưới dạng liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài.

Kể từ thời gian khủng hoảng kinh tế vào năm 1997, ngành CTTC Hàn Quốc đã chịu sự tăng nhanh nợ quá hạn và tình trạng tê liệt của thị trường tiền tệ nội địa, bởi vậy hầu hết các Công ty CTTC đã ngừng hoạt động thông thường trong suốt năm 1998. Các khoản vay không được thực hiện của ngành

CTTC đã tăng đột ngột do cuộc khủng hoảng kinh tế. Lý do các khoản vay không được thực hiện tăng vọt do việc phá sản hàng loạt tăng cao do sự đột ngột suy thoái của nền Kinh tế Hàn Quốc và chiến lược phát triển thị trường trong quá khứ của các Cơng ty CTTC khơng có sự giám sát rủi ro phù hợp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)