Những qui định chung về cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 56 - 58)

34 Toyota Financial Service Korea Co.,Ltd

3.1.3. Những qui định chung về cho thuê tài chính

3.1.3.1.Về định nghĩa cho thuê tài chính

Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 nêu rõ “Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh tốn tiền th trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài

chính”. Tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là tài sản cho thuê) là máy

móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.

Luật Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 định nghĩa hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây:

- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên;

- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại;

- Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó;

53

- Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính

ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

So sánh với pháp luật Hàn Quốc thấy rằng, hiện tại pháp luật Hàn Quốc khơng phân biệt hình thức cho th tài chính với các hình thức cho th khác và gọi chung là hình thức cho thuê phương tiện máy móc (facilities lease). Rõ ràng pháp luật Hàn Quốc có tính tổng qt hơn. Đối với chính phủ, mục đích chính là phải quản lý được dòng vốn đầu tư, chứ không phải quản lý hình thức đầu tư vốn. Hơn nữa, ngày nay ranh giới giữa thuê tài chính, thuê vận hành hoặc thuê thiết bị thuần túy khơng có nhiều khác biệt. Điều này cũng phù hợp với Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê (gộp chung là cho thuê).

3.1.3.2. Về chủ thể

Khoản 3 và Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 nêu rõ, hoạt động cho thuê tài chính trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện qua các công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Các hoạt động cho thuê tài chính của các cơng ty cho th tài chính ra nước ngồi được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam hoặc các bên tham gia có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu hậu quả áp dụng tập quán đó khơng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên Thông tư hướng dẫn thi hành của Ngân hàng Nhà nước số 05/2006/TT-NHNN ngày 25/7/2006 lại qui định rõ về việc thơng tư khơng có giá trị đối với các hoạt động cho thuê tài chính của các cơng ty cho thuê tài chính ra nước ngoài. Nghị định số 39/2014/NĐ-CP lại không qui định điều này do đã được quy định trong luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

Về hình thức văn bản, hoạt động CTTC ở Việt Nam bị điều chỉnh bởi cả Luật Tổ chức tín dụng và Nghị định của chính phủ về cơng ty CTTC. Điều

54

này có thể là do pháp luật Việt Nam cho phép Công ty CTTC được quyền huy động vốn trực tiếp từ xã hội thông qua hoạt động nhận tiền gửi dài hạn từ tổ chức (không phải từ cá nhân như ngân hàng).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)