Nội dung cơ bản của bộ Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 31 - 35)

Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê bao gồm 4 chương với 24 điều. Trong đó, Chương 1 gồm từ điều 1 đến điều 5 qui định về phạm vi áp dụng, định nghĩa, những luật khác và những qui định cho phép bên thuê và bên cho thuê tự do thỏa thuận; Chương 2 từ điều 6 đến điều 9 qui định về sự tác động của sự cho thuê, Chương 3 từ điều 10 đến điều 18 qui định về việc thực hiện giao

dịch cho thuê; cuối cùng là Chương 4 từ điều 19 đến điều 24 qui định về vỡ

nợ và chấm dứtgiao dịch cho thuê.

Trước hết Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê đã định nghĩa rõ ràng tài sản cho thuê là tất cả các thể loại tài sản được sử dụng trong các ngành nghề, thương mại, kinh doanh của bên thuê bao gồm: bất động sản, tài sản vốn, thiết

28

bị, tài sản trong tương lai, tư liệu sản xuất, thực vật, động vật sống và động vật chưa sinh. Tài sản cho thuê không bao gồm tiền và cổ phiếu.

Luật mẫu cũng định nghĩa rõ ràng hơn về giao dịch cho thuê tài chính so với cơng ước UNIDROIT về cho th tài chính quốc tế, giao dịch cho thuê tài chính bao gồm ba đặc điểm:

- Bên thuê xác định rõ về tài sản định thuê và lựa chọn nhà cung cấp,

- Bên cho thuê mua và sở hữu tài sản đó để cho thuê và nhà cung cấp phải biết rằng tài sản này là để cho bên thuê thuê,

- Phí cho thuê được tính trên cơ sở khoản khấu hao toàn bộ hay một phần khoản đầu tư/hoặc khơng cần tính trên khoản khấu hao này.

Luật này khơng áp dụng cho việc thuê máy bay, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Những điểm giống nhau giữa Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê và Công ước UNIDROIT về cho thuê tài chính quốc tế trong lĩnh vực cho thuê tài chính quốc tế là:

- Sau khi kết thúc hợp đồng cho th tài chính, bên th có thể mua lại hoặc không mua lại tài sản thuê.

- Cả Công ước và Luật mẫu đều nhấn mạnh đến việc giao dịch cho thuê tài chính là một mối quan hệ tay ba giữa bên cho thuê, bên thuê và nhà cung cấp, và được giao kết bằng hai hợp đồng riêng biệt. Thông thường, hợp đồng thứ nhất là hợp đồng cung cấp thiết bị giữa bên cho thuê và nhà cung cấp theo yêu cầu và sự chỉ định của bên thuê. Hợp đồng thứ hai là hợp đồng giữa bên cho thuê và bên thuê, theo đó bên cho thuê có quyền sở hữu, bên thuê có quyền sử dụng và phải trả cho bên cho thuê khoản phí thuê theo thỏa thuận.

Tuy nhiên, hai đạo luật này cũng có điểm khác nhau đối với giao dịch cho thuê tài chính. Trước hết, Cơng ước u cầu phí th mà bên thuê trả cho bên cho thuê theo một giao dịch cho thuê tài chính quốc tế phải bao gồm khoản

29

khấu hao toàn bộ hoặc khấu hao một phần đáng kể của tài sản cho thuê và tiền lãi đối với số vốn mà bên cho thuê đã bỏ ra để mua thiết bị. Ngược lại, Luật mẫu UNIDROIT về cho th khơng u cầu vấn đề này. Từ khía cạnh này, thì Luật mẫu có phạm vi áp dụng rộng hơn. Ngồi ra, Luật mẫu không áp dụng đối với việc cho thuê liên quan đến quyền an ninh (security right), trong khi Cơng ước khơng nói gì về vấn đề này. Điều này được lý giải là do trong quá trình soạn thảo Cơng ước thì đang có sự cải tổ về luật sở hữu cá nhân tại Hoa Kỳ và một số tỉnh thuộc Canada.

Kết luận Chƣơng 1

- Cho th tài chính là một loại hình tín dụng trung - dài hạn có tính chất

đặc thù. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh tốn tiền th trong suốt thời hạn thuê.

- Dịch vụ cho thuê tài chính đã được phát triển từ những năm 1950s, ngày nay đã có mặt ở trên 100 quốc gia. Doanh thu dịch vụ cho thuê tài chính trên thế giới hàng năm đạt khoảng 500 tỷ USD.

- Cho thuê tài chính có vai trị quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt

trong bối cảnh khi q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố địi hỏi gia tăng mạnh vốn đầu tư. Cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế và góp phần nâng cao năng lực cơng nghệ đất nước.

- Lần đầu tiên ở Việt Nam đã dịch và giới thiệu được hai đạo luật quan trọng của quốc tế liên quan đến lĩnh vực cho thuê tài chính. Trong đó Cơng ước UNIDROIT về cho th tài chính quốc tế điểu chỉnh các giao dịch cho th tài chính có yếu tố quốc tế. Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê (trong đó bao gồm cả cho thuê tài chính) định hướng làm luật mẫu, để các quốc gia

30

tham gia tổ chức UNIDROIT trên cơ sở đó xây dựng luật về cho thuê của quốc gia mình, nhằm điều chỉnh những giao dịch cho thuê trong nội địa.

- Nghiên cứu nội dung hai đạo luật trên thấy rằng, cho thuê tài chính là một lĩnh vực đặc thù, phản ánh mối quan hệ tay ba giữa bên cho thuê, bên thuê và bên cung cấp thiết bị. Mối quan hệ này diễn ra trong thời gian dài, liên quan đến cả quyền sở hữu, quyền sử dụng, trách nhiệm cung cấp, bảo hành, bảo trì thiết bị, trách nhiệm tài chính và xử lý tài sản khi phá sản và chấm dứt hợp đồng. Rõ ràng đây là mối quan hệ phức tạp cần thiết phải có luật riêng để điều chỉnh các giao dịch loại này.

- Công ước UNIDROIT về cho thuê tài chính quốc tế và Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê đều quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Các bộ luật cũng qui định rõ về trách nhiệm đối với tài sản trong từng giai đoạn của giao dịch, phương thức xử lý khi một bên phá sản. Đây là những vấn đề cơ bản cần được luật hóa nếu muốn phát triển ngành cho thuê tài chính ở bất kỳ quốc gia nào.

- Trong thời đại tồn cầu hóa như hiện nay, việc giao dịch thương mại,

giao dịch tín dụng có yếu tố quốc tế là điều hết sức bình thường. Vì vậy, các nước đang phát triển và có nền kinh tế đang trong q trình chuyển đổi như Việt Nam nên phê chuẩn Cơng ước UNIDROIT về cho th tài chính quốc tế và soạn luật cho thuê trên cơ sở Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê. Điều này sẽ giúp đa dạng hóa phương thức tài trợ tín dụng, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

31

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)