39
1.2.1. Giai đoạn thành lập các Tập đoàn kinh doanh, tiền thân của các Tập đoàn kinh tế (từ 1994 đến 2004) kinh tế (từ 1994 đến 2004)
Trong giai đoạn đầu, cơ sở pháp lý khởi đầu cho việc hình thành mơ hình các Tổng cơng ty được điều chỉnh bởi Quyết định số 91/TTg ngày 07/04/1994 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và Luật doanh nghiệp nhà nước (cịn gọi là Tổng cơng ty 91). Quyết định số 91/TTg ban hành năm 1994 là văn bản đầu tiên xác định các tiêu chí về tập đồn kinh tế, tuy nhiên lại chưa đề cập đầy đủ bản chất và đặc thù về mơ hình tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế, điều này dẫn đến hoạt động của các tổng công ty chưa thể phát triển theo mơ hình các tập đồn kinh tế.
Đến năm 2003, Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi) và tiếp đó Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2004 NĐ-CP về Tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng cơng ty nhà nước thành mơ hình cơng ty mẹ - công ty con.
Tuy nhiên, Nghị định này chỉ mới dừng lại ở việc đề cập đến việc chuyển đổi các Tổng công ty 91 thành các tập đoàn kinh tế nhà nước mà chưa làm rõ được nhiều nội dung pháp lý quan trọng về địa vị pháp lý, chế độ tài chính, mơ hình quản trị nội bộ của tập đoàn cũng như mối quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong tập đoàn23.
Như vậy, ở giai đoạn này, nhà nước mới quan tâm đến khía cạnh tích cực của Nhóm cơng ty, chưa chú trọng giám sát, kiểm sốt mặt tiêu cực của Nhóm cơng ty; và trên thực tế chỉ tập trung điều chính Nhóm cơng ty thuộc sở hữu nhà nước và sử dụng các biện pháp “hành chính” thay vì để các liên kết diễn ra theo quy luật, tốc độ tự nhiên.
1.2.2. Giai đoạn thí điểm thành lập các Tập đồn kinh tế (từ 2005 đến 2012)
Trong giai đoạn này khung pháp lý cho hoạt động của các tập đoàn kinh tế được quy định bởi các văn bản:
Luật doanh nghiệp 2005lần đầu tiên đã giành hẳn một chương quy định về Nhóm cơng ty. Theo đó, Nhóm cơng ty được định nghĩa là tập hợp các cơng ty có mối
23 Lưu Đức Khải, Hà Huy Ngọc (2009), Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí cộng sản điện tử, có tại http://www.tapchicongsan.org.vn nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí cộng sản điện tử, có tại http://www.tapchicongsan.org.vn
40
quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác24. Tập đoàn kinh tế là một hình thức của Nhóm cơng ty và nhấn mạnh tập đồn kinh tế là Nhóm cơng ty có quy mơ lớn (Điều 149). Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp 2005 cũng đã quy định quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con, quy định vềbáo cáo tài chính của cơng ty mẹ và cơng ty con.
Nghị định 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy địnhvề tổ chức, quản lý công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức cơng ty mẹ - cơng ty con. Theo Nghị định này, mối quan hệ giữa các pháp nhân trong tập đoàn kinh tế là quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con theoLuật doanh nghiệp 2005 thơng qua hình thức đầu tư vốn.
Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ đãhướng dẫn thêm về mơ hình tổ chức của tập đồn kinh tế. Theo đó, tập đồn kinh tế bao gồm nhóm các cơng ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thơng qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức cơng ty mẹ - công ty con. Nghị định đã quy định tập đồn kinh tế khơng có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.Việc tổ chức hoạt động của tập đồn do các cơng ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định (Điều 26). Như vậy, hạt nhân của tập đồn là cơng ty mẹ và xoay quanh nó là các cơng ty con và cơng ty liên kết.
Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ về thíđiểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước. Đây có thể xem là nền tảng pháp lý đầu tiên, quan trọng nhất điều chỉnh riêng về tổ chức và hoạt động của Tập đoàn kinh tế.
24 Điều 146 Luật doanh nghiệp 2005.
41
Ví dụ về mơ hình Tập đồn Bưu chính Viễn Thơng Việt Nam25
“Tập đồn Bưu chính Viễn thông Quốc gia ViệtNam” là tổ hợp doanh nghiệp, khơng có tư cách pháp nhân, bao gồm: Cơng ty mẹ là Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam và các đơn vị thành viên, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam và các đơn vị thành viên theo quyết định của Thủ tướng.
“Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam” (viết tắt là VNPT) là Công ty mẹ trong Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Quốc gia Việt Nam. VNPT là cơng ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, cũng được thành lập theo một quyết định của Thủ tướng.
VNPT có các đơn vị trực thuộc là các đơn vị hạch toán phụ thuộc. VNPT cịn có các cơng ty con, là các đơn vị hạch tốn độc lập, được tổ chức dưới các hình thức như cơng ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngồi, cơng ty ở nước ngồi, tổng cơng ty, cơng ty hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con và các loại hình cơng ty khác the oquy định của pháp luật. Các công ty con cịn được gọi là các cơng ty bị chi phối.
Bên cạnh các công ty con và đơn vị trực thuộc thì VNPT cịn có các “cơng ty liên kết” và “công ty tự nguyện tham gia liên kết”. Công ty liên kết là những cơng ty mà VNPT có cổ phần hay vốn góp khơng ở mức chi phối nhưng lại chịu sự ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ với VNPT theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận trong hợp đồng liên kết. Công ty tự nguyện tham gia liên kết với VNPT là doanh nghiệp mà VNPT khơng có cổ phần, vốn góp nhưng lại tự nguyện liên kết với VNPT theo một hình thức nào đó và chấp nhận chịu sự ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ với VNPT.