Thực trạng pháp luật về thành lập Nhóm cơng ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhóm công ty pháp luật và thực tiễn tại việt nam (Trang 62 - 66)

36 Cao Anh Dũng, PGĐ Học viện quốc tế Bộ Công an Cơ hội và thách thức đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,

2.2.1. Thực trạng pháp luật về thành lập Nhóm cơng ty

Tại Việt nam thì việc thành lập Nhóm cơng ty được ghi nhận bằng Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trên cơ sở Quyết định này, 18 tổng công ty TCT - thường được gọi là TCT 91 - được thành lập. Sau đó, được bổ sung bằng Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Nhóm cơng ty nêu rõ chủ trương “hình thành một số tập đồn kinh tế mạnh dựa trên cơ sở các tổng cơng ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế.”; Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX) sau đó một lần nữa khẳng định chủ trương “tích cực chuẩn bị để hình thành một số tập đồn kinh tế mạnh do tổng công ty nhà nước làm nịng cốt, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư của nước ngồi.” Và việc hình thành một số tập đồn nhà nước được thành lập như Tập đồn Bưu chính Viễn Thơng, Tập đồn Dầu khí, Tập đồn Than và Khóang sản…, đồng thời một số tổng công ty cũng đang triển khai xây dựng đề án chuyển thành tập đoàn. Tuynhiên, việc ban hành các văn bản pháp lý quy định rõ ràng đối với vấn đề này bằng một hệ thống văn bản dưới luật đã thể hiện sự chưa chú trọng của nhà nước đối với mơ hình này. Điều này đã được khắc phục khi Quốc Hội ban hành Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và Nghị định 153/2004/NĐ-CP về tổ chức, quản lý Tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mơ hình cơng ty mẹ - con. Sau đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 139/2007/NĐ- CP quy định chi tiết thực hiện một số điều trong Luật Doanh nghiệp 2005, trong đó Điều 26 bổ sung thêm một số hướng dẫn liên quan đến tập đoàn kinh tế. Nhận thức được vai trị của Nhóm cơng ty trong thực tế thì pháp luật Việt Nam quy định về Nhóm cơng ty tại chương VIII Luật doanh nghiệp 2014 từ điều 188 đến điều

59

191. Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Luật số 68/2014/QH13, được Quốc hội khóa 13 thơng qua tại kỳ họp thứ 8 năm 2014 để thay thế Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội khóa 11 thơng qua năm 2005), có những quy định mới về Nhóm cơng ty. Thơng qua các quy định của Luật doanh nghiệp đã và đang tạo điều kiện quan trọng cho hoạt động của về thành lập Nhóm cơng ty trong thực tế.

Theo đó, Nhóm cơng ty được hình thành dựa trên sự liên kết giữa các công ty nhằm phát triển hoạt động của từng công ty thành viên, đảm bảo được vị thế cạnh tranh và phân tán rủ ro, sự liên kết này chỉ là liên kết về số lượng chứ không phải liên kết về vốn. Các công ty độc lập, nhân danh chính mình để thực hiện các hành vi liên kết.. Tuy nhiên trong một số trường hợp do những điều kiện cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới tính tự nguyện liên kết. Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ buộc các thành viên phải liên kết với nhau nhằm tạo lập, duy trì, phát triển tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh trước áp lực của thị trường.

Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về vấn đề quy định về Nhóm cơng ty. Điều này tạo điều kiện để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các chủ thể ở nước ta hiện nay; thể hiện rõ nét sự quan tâm thường xuyên và ý nghĩa của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này ở nước ta. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật vềquy định về Nhóm cơng ty ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay là vừa xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nhưng đề cao vấn đề quy định về Nhóm cơng ty nhằm phát triển một cách bền vững. Từ đó, hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi quy định về Nhóm cơng ty trong tiến trình phát triển đất nước ta hiện nay và trong tương lai.

Tuy nhiên, trong thực tế, các quy định về Nhóm cơng ty cịn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành, điều này thể hiện trên một số phương diện sau:

Một là, các tập đoàn tư nhân xuất hiện khi mà số lượng các doanh nghiệp tăng lên và quy mô của các cơng ty ngày càng lớn. Các tập đồn “tự phong” này được hình

60

thành thơng qua việc thành lập một số cơng ty con, chủ yếu có quan hệ về vốn sở hữu với công ty mẹ hoặc với nhóm chủ sở hữu lớn của cơng ty mẹ. Tên gọi tập đồn thì đã q quen thuộc, thậm chí cịn bị lạm dụng, nhưng một mơ hình tập đồn hồn chỉnh, phù hợp cho một Nhóm cơng ty có mối quan hệ liên kết, gắn bó lâu dài về lợi ích với nhau thì dường như vẫn cịn khá xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi nói đến mơ hình tập đồn, nhiều người nghĩ ngay đến cấu trúc tổ chức tổng thể của tập đồn, mà cụ thể là cách thức bố trí các cơng ty thành viên trên sơ đồ tổ chức của tập đoàn. Xa hơn chút nữa, trên sơ đồ tổ chức có thể kèm theo các mũi tên thể hiện chiều đầu tư vốn từ công ty này sang công ty khác. Cách hiểu đơn giản này tạo nên một thực trạng khơng tốt là nhiều cơng ty lớn muốn nhanh chóng có được danh hiệu tập đồn bằng cách bung ra thành lập một số cơng ty con mà khơng có sự chuẩn bị kỹ càng trong việc lựa chọn mơ hình phù hợp để đem lại sức mạnh cộng hưởng tốt nhất cho Nhóm cơng ty trong tập đồn. Như vậy, sự hình thành ồ ạt nhân rộng mơ hình Nhóm cơng ty với các hình thức cơng ty mẹ – cơng ty con, tập đồn kinh tế đang là thực trạng đáng lo ngại ở nước ta bởi khung pháp lý điều chỉnh mơ hình này chưa được hồn thiện. Tuy nhiên, việc ban hành các quy định một cách thống nhất về Nhóm cơng ty chưa được cụ thể, cần thiết ban hành các quy định có liên quan nhằm đáp ứng hoàn thiện vấn đề này.

Hai là: Quy định pháp luật về xác định tư cách cơng ty mẹ, cơng ty con trong Nhóm

cơng ty vẫn chưa thống nhất. Theo đó, Nghị định 69/2014/NĐ-CP thì cơng ty con (Doanh nghiệp cấp II) trong tập đồn được tổ chức dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp công ty mẹ nắm quyền chi phối. Theo quy định tại Điều 189 Luật doanh

nghiệp năm 2014 quy định Công ty mẹ là công ty thuộc một trong các trường hợp: (i) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thơng của cơng ty con; (ii) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc của cơng ty đó; (iii) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của cơng ty đó. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 60 và Điều 144 của Luật doanh nghiệp thì để cơng ty mẹ có quyền quyết định các

61

vấn đề quan trọng trong công ty con phải có tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ phải từ 65% đối với công ty cổ phần và từ 75% đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Ba là, bản thân mơ hình Nhóm cơng ty có nhiều ưu thế rất lớn nếu hoạt động tốt theo mơ hình đó thì sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng đáng kể. Như sự vận dụng mơ hình Nhóm cơng ty với sự liên kết ưu thế của nó trong các tập đồn kinh tế lớn như Apple, Samsung… đã thúc đẩy doanh thu của các hãng này lên cao. Tuy nhiên, nó cũng để lại nhiều vướng mắc, nhất là đối với Việt Nam khi mà mơ hình này mới được nhìn nhận về tầm quan trọng và áp dụng thực hiện kinh doanh theo mơ hình đó và khi mà khung pháp lý cịn chưa hồn thiện thì việc thúc đẩy, kiểm sốt hoạt động của mơ hình là tương đối khó khăn.

Thực trạng vẫn cịn tồn tại là, một số cơng ty mẹ –công ty con vẫn chưa quen cách điều hành theo cơ chế mới, đôi khi vẫn lập lại cách chỉ huy hành chính mệnh lệnh (vì trong giai đoạn này đa phần các cơng ty theo mơ hình này có điểm xuất phát là tổng công ty nhà nước). Công ty mẹ hầu hết vẫn là công ty 100% vốn nhà nước, chưa được cổ phần hóa nên nguồn lực tài chính của cơng ty mẹ cịn yếu do đó chưa thực sự nắm được vai trị là cơng ty mẹ trong Nhóm cơng ty. Chính vì vậy đã dẫn đến sự sụp đổ của một số mơ hình cơng ty chuyển đổi sang hình thức cơng ty mẹ – công ty con như Vinalines, Vinashin.

Bốn là, hiện nay, hàng loạt các nghị định đã được ban hành và thực thi liên quan

đến thành lập, tổ chức, hoạt động của các tập đoàn kinh tế chỉ áp dụng đối với tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong khi đó, đối với khu vực kinh tế tư nhân, nhu cầu thành lập tập đoàn kinh tế đã trở thành địi hỏi bức thiết. Nhiều tập đồn kinh tế tư nhân đã được thành lập và đi vào hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con nhưng còn thiếu khung pháp lý rõ ràng. Một trong những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm là cần phải có các quy định pháp luật trong đó phân biệt cụ thể tập đồn kinh tế có đồng nghĩa với các cơng ty mẹ của chúng hay khơng? Tập đồn Hồ Phát, Tập đồn Hồng Anh Gia Lai, Tập đồn T&T… là những ví dụ hết sức cụ thể. Thực tế tên đầy đủ của các tập đồn này là Cơng ty TNHH Tập đoàn Hoà Phát, Cơng ty TNHH Tập đồn T&T…và dưới chúng là các công ty con

62

do công ty mẹ nắm quyền chi phối. Sự thiếu vắng các văn bản pháp luật về tập đoàn kinh tế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đẩy các doanh nghiệp này vào thế khơng chính danh về mặt pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều quan trọng hơn, các tập đoàn kinh tế tư nhân đang phải chịu đựng sự bất bình đẳng trong việc đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc có được khung pháp lý thống nhất để phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhóm công ty pháp luật và thực tiễn tại việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)