Phan Thị Trúc Nhã (201 )– Sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán – đăng trên Tạp chí Tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhóm công ty pháp luật và thực tiễn tại việt nam (Trang 26 - 29)

23

lực tín dụng của doanh nghiệp trong Nhóm cơng ty rất hạn chế và cùng với việc vay vốn khơng giới hạn có thể đến một nguy cơ sử dụng vốn lãng phí và thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp trong Nhóm cơng ty. Do đó, nếu như hoạt động đầu tư vốn của Nhóm cơng ty khơng hiệu quả và mất khả năng thanh toán các khoản vay thì rủi ro cho hệ thống ngân hàng (chủ nợ) là rất lớn và có nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng. Ví dụ điển hình cho trường hợp này ở Việt Nam phải kể đến trường hợp đỗ vỡ của Tập đoàn Vinashin vào năm 2009 kéo theo khoản nợ khổng lồ, ước tính dư nợ hiện lên tới khoảng 86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dịng tiền. Khủng hoảng của Vinashin đã được Thanh tra Chính phủ kết luận làm "ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước, ảnh hưởng đến tín nhiệm của Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế". Trong năm 2010, hai tổ chức xếp hạng thế giới là Moody's và Standard & Poor's (S&P) đều hạ bậc tín nhiệm Việt Nam, bức tranh nợ cơng của Việt Nam cũng trở nên tồi tệ do gánh nặng từ việc vay vốn đầu tư cho tập đồn này. Tiếp đó, các chủ nợ quốc tế cũng tuyên bố sẽ kiện Vinashin vì khơng thanh tốn đúng hạn khoản gốc và lãi 600 triệu7.

Chúng ta có thể tìm thấy điều tương tự với ngân hàng OCEAN Bank, VNCB và các Nhóm cơng ty, dẫn đến Chính phủ Việt Nam phải xử lý theo cách vô tiền khống hậu: mua khơng đồng các ngân hàng.

1.1.4.2. Rủi về thuế

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng “né thuế” (tax avoidance) bởi các tập đồn kinh tế thơng qua các hình thức rất tinh vi và khó kiểm soát. Vấn đề chuyển giá nhằm mục tiêu tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia đang ngày càng tăng cùng với quy mơ phát triển kinh tế và xu hướng tồn cầu hóa, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Để tối đa hoá lợi nhuận, các tập đồn đa quốc gia ngày càng có nhiều biện pháp đối phó, dàn xếp để tránh thuế, đặc

7 Vinashin – Những sai lầm tỷ đô đăng trên <http://ndh.vn/vinashin-nhung-sai-lam-ty-do-

24

biệt là việc gia tăng các hoạt động chuyển lợi nhuận về các thiên đường thuế, thành lập các cơng ty vỏ bọc, cơng ty khơng có hoạt động thực chất tại các nơi này để che giấu nguồn thu nhập, sử dụng các công cụ tránh né thuế tinh vi, phức tạp nhằm tối thiểu thu nhập phải nộp thuế trên toàn cầu.

Bản chất của chuyển giá là việc các tập đoàn đa quốc gia, các công ty liên kết lợi dụng sự khác biệt về chính sách thuế giữa các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ để xây dựng chính sách giá trong các giao dịch nội bộ không theo nguyên tắc giá thị trường khách quan (được hình thành thơng qua việc định giá giữa các bên độc lập, khơng có mối quan hệ liên kết). Các giao dịch này được thực hiện khép kín giữa các cơng ty trong cùng tập đồn hoặc giữa các cơng ty liên kết.

Có thể nói việc né thuế thơng qua hình thức chuyển giá (transpfer pricing), chuyển lợi nhuận từ công ty này sang cơng ty khác trong Nhóm cơng ty diễn ra phổ biến và là vấn đề lan giải, rất khó kiểm sốt mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt.

Tại Mỹ mới đây Tổ chức Citizens for Tax Justice mới đây đã đưa ra một danh sách mang tên “Dirty 30” (tạm dịch là “30 công ty ‘bẩn’”) bao gồm những doanh nghiệp Mỹ khổng lồ như Wells Fargo, Mattel, Verizon, GE… kiếm hàng chục tỷ USD lợi nhuận trong thời gian 2008-2010, nhưng lại không phải nộp một đồng tiền thuế nào. Có tới 29 trong số 30 công ty này được hưởng thuế suất âm, đồng nghĩa với việc họ được nhận tiền hồn thuế từ Bộ Tài chính Mỹ.8

Tại Việt Nam, hoạt động chuyển giá tập trung ở các doanh nghiệp FDI điển hình như Coca-cola, Pepsico, Adidas Vietnam, siêu thi Metro… Theo số liệu của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, sau 10 năm kinh doanh tại Việt Nam, số lỗ của Coca-Cola ln ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm chiếm gần 1/3 doanh thu, năm 2011, là năm công ty này lỗ ít nhất: 39 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2011, số lỗ lũy kế đã lên đến 3.768 tỷ đồng - một khoản "lỗ khủng". Không chỉ vậy, thậm

8An Huy (2012) 10 Công ty trốn thuế điệu nghệ nhất nước Mỹ <http://vneconomy.vn/doanh-nhan/10-

cong-ty-tron-thue-dieu-nghe-nhat-nuoc-my-20120227050248238.htm> (truy cập lúc 11:41 ngày 03/7/2019)

25

chí họ cịn bị "âm" vốn chủ sở hữu đến hơn 800 tỷ đồng. Theo một số chuyên gia kinh tế cho biết, "bí quyết" để họ liên tục kê khai lỗ do tính chi phí nguyên phụ liệu (hương liệu) được nhập trực tiếp từ cơng ty mẹ với giá rất cao. Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, có năm, lên đến 80-85% giá vốn9. Trong khi nguyên liệu của công ty này thường là độc quyền nên việc kiểm tra, so sánh giá trên thị trường của cơ quan quản lý thuế là không thể thực hiện được.

1.1.4.3. Rủi ro về độc quyền

Trong kinh tế học, độc quyền là tình trạng thị trường chỉ có một người bán hoặc một người mua. Nếu như trên thị trường, có nhiều doanh nghiệp bán cùng một mặt hàng, thì mỗi doanh nghiệp riêng lẻ sẽ không thể gây ảnh hưởng được tới giá bán sản phẩm, mà phải chấp nhận giá theo quy luật cạnh tranh của thị trường. Trong khi đó, trên thị trường độc quyền thì ngược lại, doanh nghiệp độc quyền có thể kiểm sốt được tồn bộ lượng cung hàng hóa nên có thể quyết định giá bán sản phẩm của mình để hưởng siêu lợi nhuận.

Với sự liên kết quy mô lớn về vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu…giữa các cơng ty trong Nhóm cơng ty và được hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế thì rất dễ xảy ra nguy cơ rủi ro về tình trạng độc quyền của các Tập đồn kinh tế hoạt động theo mơ hình Nhóm cơng ty. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi hai chuyên gia kinh tế German Gutierrez và Thomas Philippon10

cho thấy khi Nhóm cơng ty thuộc top đầu thị trường nắm được thị phần chi phối, họ sẽ đầu tư ít hơn cho doanh nghiệp của họ bởi họ sẽ hạn chế sản lượng để nâng giá bán.

Khi quyền lực đối với thị trường tăng lên, các công ty lớn không ngừng nâng giá bán hàng hóa và giảm lương của người lao động. Lợi nhuận của họ tăng lên, cổ phiếu tăng giá trên sàn chứng khoán tuy nhiên mức lương thực tế của người lao động giảm. Nguồn lợi mà doanh nghiệp thu được khi kinh tế phát triển hơn chủ

9 Trói hành vi trốn thuế và “né” thuế < http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-

luan/troi-hanh-vi-tron-va-ne-thue-31190.html> (truy cập lúc 11:41 ngày 03/7/2019)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nhóm công ty pháp luật và thực tiễn tại việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)