37 Khánh An, Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước: không thể mông lung về hiệu quả
2.2.5. Thực trạng quản lý giám sát của nhà nướcđối với Nhóm cơng ty
Như đã phân tích ở phần trên, bên cạnh những điểm ưu việt của mơ hình Nhóm cơng ty/ Tập đồn kinh tế mang lại thì cũng có khơng ít những điểm hạn chế, rủi ro
40 Linh Đan (2018), Nhà nước độc quyền, khơng ai có lợi <http://thoibaonganhang.vn/nha-nuoc-doc-
72
mà mơ hình này đã bộc lộ trong thời gian qua. Vì vậy, việc quản lý, giám sát hoạt động đối với các Tập đoàn kinh tế là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo mơi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đồng thời nhằm phát hiện xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật.
Hiện nay, khung pháp lý để nhà nước thực hiện hoạt động quản lý giám sát đối với các tập đồn kinh tế nói chung được thực hiện thơng qua các hình thức sau:
Thứ nhất: quản lý, giám sát các tập đồn kinh tế thơng qua các báo cáo tài chính hợp nhất:
Theo đó, Điều 191 Luật doanh nghiệp 2014 quy định “Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngồi báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, cơng ty mẹ cịn phải lập các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán; b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con; c) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con. Ngoài quy định về việc lạp báo cáo tài chính hợp nhất, đối với các cơng ty con còn phải lập báo cáo tổng hợp về các hợp đồng mua, bán và các giao dịch khác với công ty mẹ.
Thứ hai: quản lý giám sát bằng chính sách thuế
Như đã phân tích ở trên, một trong những lợi thế của mơ hình Nhóm cơng ty đó là khả năng cơng ty mẹ có thể “điều tiết” thu nhập giữa các cơng ty con trong Nhóm cơng ty nhằm hạn chế tối đa việc nộp thuế. Thông qua việc thiết lập và thực hiện các giao dịch nội bộ giả tạo hoặc sử dụng các thủ pháp tài chính, cơng ty mẹ có thể điều chuyển khoản lãi từ công ty con làm ăn hiệu quả sang cho những công ty con khác đang gặp thua lỗ trong kinh doanh. Về bản chất pháp lý, công ty mẹ và các công ty con đều là pháp nhân, hoạch toán kinh doanh độc lập và là người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Thông thưởng cơ quan thuế của Việt Nam có xu hướng chỉ quản lý người nộp thuế mà ít quan tâm tới việc cơng ty đó là thành viên trong một tập đồn kinh tế. Do đó, có thể nói đây vẫn cịn là “lỗ hổng” lớn cho hoạt động
73
chuyển giá, “tránh thuế” và trốn thuế như đã phân tích tại mục 2.1.3 mà các Tập đoàn kinh tế lợi dụng để thực hiện mục đích trốn thuế của mình.
Thứ ba: Quản lý, giám sát thông qua pháp luật về cạnh tranh
Sự hình thành và phát triển của Tập đồn kinh tế là một quá trình tập trung kinh tế. Theo Luật Cạnh tranh 2018 thì tập trung kinh tế có thể được thực hiện thơng qua các hình thức như : (i) sáp nhập doanh nghiệp; (ii) hợp nhất doanh nghiệp; (iii) mua lại doanh nghiệp; (iv) liên doanh giữa các doanh nghiệp; (v) các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật”. Pháp luật cạnh tranh kiểm soát hành vi tập trung kinh tế, theo đó Doanh nghiệp sẽ bị cấm thực hiện tập trung kinh tế nếu gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Nhưvậy, trong q trình mở rộng quy mơ tập đồn theo một trong các hình thức nêu trên, cơng ty thành viên tập đồn phải thực hiện các thủ tục thơng báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh nếu thị phần kết hợp từ 30%- 50% trên thị trường có liên quan. Các tập đồn khơng được mở rộng quy mô vượt ngưỡng 50% thị phần kết hợp trên thị trường có liên quan.
Như vậy, có thể nói khung pháp lý cho hoạt động quản lý, giám sát hoạt động của các Tập đồn kinh tế nói chung đã cơ bản đầy đủ. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động quản lý giám sát của cơ quan nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế trong thời gian qua vẫn chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là đối với các Nhóm cơng ty là các Tập đồn kinh tế nhà nước. Theo Báo cáo số 512/BC- CP của Chính phủ ngày 25 tháng 11 năm 2014, đến hết năm 2013, tổng tài sản của khối TĐKT, TCT là 2.639.916 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tại khối TĐKT, TCT là 1.042.365 tỷ đồng. Tổng doanh thu của các TĐKT, TCT trong năm 2013 là 1.574.672 tỷ đồng. Trong đó Tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN) đạt mức doanh thu lớn nhất 404.171 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế các TĐKT, TCT đạt 171.670 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu năm 2013 là 16.47%, tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản năm 2013 là 6.5% . Lỗ phát sinh theo báo cáo tài chính hợp nhất của 13 Tập đồn, TCT là 7.525,578 tỷ đồng. Lỗ phát sinh của 05 công ty mẹ là 3.483,252 tỷ đồng. Lỗ lũy kế của 20 Tập đồn, TCT là 21.086,252 tỷ đồng và
74
14 cơng ty mẹ còn lỗ lũy kế là 6.681 tỷ đồng. Tổng số nợ phải trả của khối các TĐKT, TCT đến hết năm 2013 là 1.514.915 tỷ đồng. Trong đó nợ phải trả của các TĐKT nhà nước chiếm tỉ trọng lớn. Đối với nợ vay các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, Tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vay 163.063 tỷ đồng, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vay 78.583 tỷ đồng. Đối với khoản nợ nước ngoài, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vay 114.577 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vay 17.417 tỷ đồng41.
Số liệu trên cho thấy, hoạt động quản lý, giám sát đối với hoạt động của các Tập đồn kinh tế, Tổng cơng ty nhà nước trong thời gian qua rất kém hiệu quả, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất: việc giao chỉ tiêu, kế hoạch của cơ quản chủ quản cho các Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước còn dễ dãi, chưa sát với thực tế. Theo khuyến cáo của OECD về quản trị tốt cho doanh nghiệp nhà nước thì cơ quan chủ sở hữu cần phải năng động, tích cực và giao nhiệm vụ mục tiêu hết sức rõ ràng. Mục tiêu, nhiệm vụ cần phải đặt ở mức không dễ dàng đạt được để khuyến khích doanh nghiệp phấn đấu. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc giao chỉ tiêu, kế hoạch của cơ quan chủ sở hữu cho các Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước thường ở ngưỡng “an toàn” điều này cũng dễ hiểu do vốn chủ sở hữu thuộc nhà nước.
Thứ hai: Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các Tập đoàn, Tổng cơng
ty nhà nước mặc dù có sự phân cơng, phân cấp nhưng hiệu quả chưa cao. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát bị phân tán cho nhiều đầu mối thực hiện dẫn đến tình trang sao nhãng trách nhiệm khi khơng có một cơ quan nào chịu trách nhiệm toàn bộ việc kiểm tra, giám sát đối với các Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước. Bên cạnh đó, việc vừa đóng vai trị là cơ quan quản lý nhà nước vừa đóng vai trị là cơ quan chủ sở hữu nên công tác kiểm tra, giám sát thiếu khách quan, minh bạch, thiên vị…
41https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/dn/tcdn/tcdn1/tcc_chitiet217?dDocName=BTC357490&_afrLoop=77831842075628999#!%40%40%3F_afrLoop%3D77831842075628999%26dDocName%3DBTC3 rLoop=77831842075628999#!%40%40%3F_afrLoop%3D77831842075628999%26dDocName%3DBTC3 57490%26_adf.ctrl-state%3Ddcj8bsz6g_45 [ truy cập lúc 10:00 ngày 16/9/2019]
75
tình trạng này được ví như “vừa đá bóng, vừa thổi cịi” “cha chung khơng ai khóc” trong thời gian qua.
Thứ ba: việc kiểm tra, đánh giá báo cáo kết quả hoạt động của các Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước chưa được cơ quan chủ sở hữu thực hiện tốt. Việc đánh giá hiệu quả chủ yếu dựa trên các báo cáo chủ quan, do doanh nghiệp tự lập, theo chu kỳ nửa năm và một năm.
Thứ tư, về công khai, minh bạch thông tin chưa được thực hiện nghiêm túc. Hiện
nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 81/2015/NĐ-CP về công bố thơng tin của DNNN có hiệu lực từ ngày 05/11/2015. Tuy nhiên, theo kết quả thực hiện Nghị định số 81/2015/NĐ-CP thì hầu hết các Tập đồn, tổng cơng ty khơng công bố hoặc cơng bố khơng đầy đủ thơng tin về tình hình sản xuất, kinh doanh theo định kỳ quý/năm. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư tính tới thời điểm 31/12/2017, cả nước đã có 275/584 DNNN thực hiện cơng bố thơng tin theo Nghị định số 81/2015/NĐ-CP; cịn lại 309 doanh nghiệp chưa thực hiện cơng bố thông tin hoặc công bố không đầy đủ42.Việc cơng bố thơng tin của DNNN cịn thiếu minh bạch, đôi khi thể hiện sự đối phó.