7. Bố cục khóa luận
3.1. Thực tiễn và những bất cập khi áp dụng pháp luật về bồi thường quyền
3.1.1. Bất cập về xác định đất ở khi bồi thường quyền sử dụng đất cho hộ
ĐANG SỬ DỤNG ĐẤT MÀ KHƠNG CĨ GIẤY TỜ VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
3.1. Thực tiễn và những bất cập khi áp dụng pháp luật về bồi thường quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất. dụng đất ở cho hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất.
3.1.1. Bất cập về xác định đất ở khi bồi thường quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân. cá nhân.
Trên thực tế có nhiều khiếu kiện về đất đai do khi bồi thường xác định sai loại đất được bồi thường. Sở dĩ đất khơng giấy tờ về quyền sử dụng đất có nhiều trường hợp xác định sai loại đất khi tính tiền bồi thường quyền sử dụng đất là do các căn cứ để xác định loại đất có thể là dựa vào hiện trang sử dụng hoặc nguồn gốc và giấy tờ quản lý. Tuy nhiên đất đai ở Việt Nam đã trải qua một thời gian quá dài bị bng lỏng quản lí; tình hình sử dụng đất cũng như hồ sơ quản lí về đất đai khơng đầy đủ và lộn xộn; trong khi đó pháp luật về quản lí đất đai lại thường xuyên thay đổi, thiếu nhất quán nên gây khó khăn cho việc xác định. Dưới đây là một ví dụ cho thấy việc xác định đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà khơng có giấy tờ về quyền sử dụng đất còn tồn tại nhiều bất cập: vụ án của ông Lữ Văn Đ tại thôn A xã H huyện H tỉnh Bình Định
Nội dụng vụ án
Năm 1989, ông Lữ Văn Đ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Huỳnh C 01 khoảnh đất số thửa tờ 8 (hiện nay chưa được cấp GCNQSDĐ), Bắc giáp thổ cư Lê Đình Thuận, Tây giáp Quốc lộ 1A, Nam giáp thổ cư Lâm Ngọc Ẩn, Đông giáp Hỏa Sa để sản xuất. Năm 1989, ông Đ xây dựng nhà trên phần đất này và làm đơn báo cáo Ủy ban nhân dân xã H huyện H tỉnh Bình Định đã được UBND xã H ký xác nhận.
Năm 2006 ông Đ làm đơn xin sửa chữa nhà và cho đến nay hộ ông Đ sử dụng tồn bơ diện tích thửa đất với mục đích là đất ở chứ khơng có diện tích nào trồng cây lâu năm hoặc hằng năm.
Thực hiện dự án mở rộng Quốc lộ 1, ngày 27-6-2014, Chủ tịch UBND huyện H ban hành Quyết định số 6047/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có nội dung ông Đ được bồi
thường, hỗ trợ kèm theo phương án chi tiết (106,2 m2
đất trồng cây hàng năm và tài sản trên đất) với số tiền 284.365.000 đồng. Ngày 09-12-2014, UBND huyện H, tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 1131/QĐ-UBND thu hồi 59,2 m2 đất trồng cây hàng năm thuộc thửa số 1025, Tờ bản đồ số 8, xã H, huyện H của gia đình ơng Đ. Ngày 31-12-2014, CT UBND huyện H ban hành Quyết định số 31462/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án điều chỉnh, bổ sung giá trị bồi thường, hỗ trợ cho gia đình ơng Đ với tổng số tiền 316.896.000 đồng kèm theo phương án chi tiết, trong đó ông Đ được bồi thường, hỗ trợ 59,2 m2
đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư với tổng số tiền 45.199.200 đồng (Quyết định này thay thế Quyết định số 6047/QĐ- UBND ngày 27-6-2014 của CT UBND huyện H).
Không đồng ý với việc giải quyết bồi thường đất, ơng Đ có đơn khiếu nại. Ngày 13-4-2015, CT UBND huyện H đã ban hành Quyết định số 1738/QĐUBND giải quyết khiếu nại lần đầu giữ nguyên Quyết định số 31462/QĐUBND ngày 31-12-2014 của CT UBND huyện Hồi H. Ơng Đ tiếp tục có đơn khiếu nại. Ngày 25-8-2015, CT UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 2955/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại lần 2 không chấp nhận khiếu nại của ông Đ.
CT UBND huyện H và CT UBND tỉnh Bình Định cho rằng tồn bộ diện tích đất thu hồi của gia đình ơng Đ nằm trong chỉ giới hành lang bảo vệ cơng trình đường bộ, tồn bộ là đất cây trồng hàng năm hình thành trước ngày 01- 7-2004, khơng có giấy tờ nên khơng đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ về đất
ở.
Ngày 31-10-2016, ông Đ có đơn khởi kiện yêu cầu hủy quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của CT UBND huyện H và quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 của CT UBND tỉnh Bình Định, đồng thời yêu cầu tiến hành đo đạc lại diện tích đất bị thu hồi và bồi thường diện tích 106,2 m2
đất bị thu hồi
theo giá đất ở.
Kết quả giải quyết của Tòa án
- Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 22/2017/HC-ST ngày 20-6-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định quyết định: Bác tồn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Lữ Văn Đ.
Ngày 20/7/2017 người khởi kiện –ông Lữ Văn Đ kháng cáo toàn bộ bản án hành chính sơ thẩm yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm hủy Quyết định số
1738/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của Chủ tịch UBND huyện H và Quyết định giải quyết khiếu nại số 2955/QĐ-UBND ngày 25/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định và yêu cầu xem xét lại việc thu hồi đất áp giá đền bù đất ở.
- Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 158/2017/HC-PT ngày 15-9- 201763, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng quyết định: Chấp nhận kháng cáo của ơng Lữ Văn Đ. Tịa án cấp phúc thẩm nhận định:
+ Diện tích đất của ơng Đ đang sử dụng là đất ở theo vị trí thửa đất. Xác định ông Đ sử dụng đất ổn định từ năm 1989 với mục đích là đất ở vì năm 1989 ơng Đ đã làm nhà ở trên diện tích đất này. Đồng thời theo tờ bản đồ VN-2000 thửa đất của ơng Đ có số hiệu Q tờ bản đồ số R, diện tích 187m2 được Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Bình Định phê duyệt ngày 31/2/2008 là loại đất ở nông thơn. Ngồi ra theo qui định tại Điều 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì đất của ơng Đ đang sử dụng ổn định với hiện trạng là đất ở không phải do lấn, chiếm nên xác định loại đất theo hiện trạng là đất ở.
+ Lữ Văn Đ đủ điều kiện được bồi thường về đất ở bởi vì: đất của ơng Đ không phải là đất lấn chiếm chỉ giới hành lang cơng trình bảo vệ hành lang đường bộ do ông Đ khi xây dựng nhà ở và nộp đơn xin sửa chữa nhà ở không được thông báo việc xây dựng hoặc sữa chữa nhà đang nằm trong chỉ giới hành lang cơng trình bảo vệ hành lang đường bộ và cũng không bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Vì vậy ơng Đ đủ điều kiện được bồi thường về đất ở.
- Ngày 04-5-2018, Đồn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định có Cơng văn số 75/ĐĐBQH-VP kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét đơn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đối với Bản án hành chính phúc thẩm nêu trên. Ngày 24-10-2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có Quyết định số 22/2018/KN-HC kháng nghị Bản án hành chính phúc thẩm số158/2017/HC-PT ngày 15-9-2017 của Tịa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án hành chính phúc thẩm số 158/2017/HC-PT ngày 15-9-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
- Tại Quyết định giám đốc thẩm số 03/2019/HC-GĐT ngày 28 tháng 3 năm 201964
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Chấp nhận Kháng nghị số 22/2018/KN-HC ngày 24-10-2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và hủy Bản án hành chính phúc thẩm số 158/2017/HC-PT ngày 15-9-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và Bản án hành chính sơ thẩm số 22/2017/HC-ST ngày 20-6-2017 của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Định; giao hồ sơ vụ án cho Tịa án nhân dân tỉnh Bình Định để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Nhận xét về cách giải quyết vụ án
- Về xác định đất ở: có sự mâu thuẫn về giấy tờ làm căn cứ để xác định loại đất:
+ Theo Giấy sang nhượng đất của ơng Huỳnh C năm 1989 có nội dung:
“Ngun tơi có một khoảnh đất số Thửa tờ 8… nay vì gia đình khó khăn vợ chồng tôi không đủ sức để sản xuất và tôi sang lại cho vợ chồng ông Lê Văn
Đ, bà Cao Thị K”
+Sổ mục kê năm 1997 xác định đất của ồn Đ là đất màu;
+ Bản đồ và Sổ mục kê VN – 2000, Hồ sơ kỹ thuật của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ngày 20-9-2014 thể hiện thửa đất của ông Đ là đất ở nông thôn.
Như vậy giữa các giấy tờ có quy định mâu thuẫn nhau về xác đinh loại đất mà ông Đ đang sử dụng nên khơng có đủ cơ sở để xác định đất ơng Đ đang sử dụng là đất ở. Để xác định được chính xác loại đất thì phải thu thập chứng cứ, tài liệu lại để xem tại sao lại có sự mâu thuẫn như vậy.
- Về xác định đất ơng Đ đang sử dụng có phải là lấn chiếm chỉ giới hành lang cơng trình bảo vệ hành lang đường bộ: hồ sơ vụ án khơng có tài liệu nào thể hiện thời gian cắm mốc chỉ giới hành lang an tồn giao thơng vì vậy cũng chưa có cơ sở để xác định thời điểm ông Đ sử dụng đất là trước hay sau khi Nhà nước cắm mốc chỉ giới hành lang an tồn giao thơng. Mặt khác, tịa án cấp phúc thẩm chưa chứng minh được đất ông Đ đang sử dụng không phải là đất lấn, chiếm nên không thể xác định đất của ông Đ là đất sử dụng ổn định khơng phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép để áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/NĐ-CP xác định đất ở theo hiện trạng đất ông Đ đang sử dụng trong khi các giấy tờ về nguồn gốc, quá trình
quản lý cịn nhiều mâu thuẫn về xác định loại đất. Vì vậy căn cứ để xác định đất của ơng Lữ Văn Đ là đất ở theo tịa án cấp phúc thẩm đưa ra là chưa đủ thuyết phục nên cũng khơng có đủ cơ sở để quyết định ông Lữ Văn Đ phải được bồi thường đối với diện tích đất bị thu hồi theo đơn giá đất ở.
Từ thực tiễn trên cho thấy vấn đề xác định đất ở còn tồn tại một số bất cập sau:
- Thứ nhất, Luật Đất đai 2013 quy định đối với trường hợp bồi thường khi thu hồi đất ở nhưng lại khơng có quy định về nội hàm “đất ở”. Điều này dẫn đến khó khăn khi xác định đất bị thu hồi là đất ở.
- Thứ hai, bất cập khi xác định đất lấn, chiếm. Bởi lẽ một trong những căn cứ xác định loại đất là phải xác định đất có phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng hay không theo quy định tại Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ- CP. Trong khi đó Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định rõ ràng về xác định đất lấn, chiếm mà chỉ quy định về hành vi lấn, chiếm đất.
+ Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép65
.
+ Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép; sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp); sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật66.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì căn cứ xác định đất lấn, chiếm được xác định như sau:
+ Khoản 1 Điều 22: Nếu bắt đầu được sử dụng từ sau thời điểm Nhà nước đã công bố hành lang bảo vệ an tồn cơng trình cơng cộng hoặc sau khi nhà nước cắm mốc thì bị coi là lấn chiếm hành lang bảo vệ an tồn cơng trình
65 Xem tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất
66 Xem tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất
cơng cộng. Nếu bắt đầu sử dụng từ sau thời điểm Nhà nước cơng bố chỉ giới xây dựng thì bị coi là lấn chiếm lịng đường, lề đường, vỉa hè. Nếu đất bắt đầu sử dụng từ sau thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơng bố thì bị coi là lấn chiếm đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp, cơng trình cơng cộng khác. Như vậy, theo quan điểm của chúng tơi thì nếu hộ gia đình, các nhân sử dụng đất trước thời điểm Nhà nước công bố hành lang bảo vệ an tồn cơng trình cơng cộng; trước khi Nhà nước cắm mốc; trước khi quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được cơng bố thì đất đang sử dụng không phải là đất lấn, chiếm.
+ Khoản 2 Điều 22: pháp luật về đất đai cũng khơng nói rõ thế nào là lấn chiếm đất rừng dẫn đến có nhiều cách hiểu. Theo quan điểm của tác giả thì nếu đất bắt đầu được sử dụng từ sau thời điểm Nhà nước đã giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức quản lý thì bị coi là lấn chiếm đất của các nơng trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản ý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp còn nếu người dân sử dụng trước khi Nhà nước giao cho ban quản lý rừng thì khơng phải là đất lấn chiếm. Như vậy dựa theo thời điểm sử dụng đất để làm căn cứ xác định đất có phải là đất lấn, chiếm hay không.
+ Khoản 3 Điều 22: đối với đất chưa sử dụng nếu đất bắt đầu sử dụng từ sau thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơng bố (người sử dụng đất biết được mục đích thửa đất) thì bị coi là lấn, chiếm đất chưa sử dụng nếu sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơng bố thì khơng phải là đất lấn, chiếm. Theo qui định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Thực tế trước những năm 2000 nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Như vậy, đất chưa có quy hoạch thì có phải là đất chưa xác định mục đích sử dụng hay khơng và sử dụng đất ở chưa có quy hoạch có phải là lấn chiếm đất chưa sử dụng hay khơng thì pháp luật đất đai cũng chưa làm rõ vì chưa có quy định cụ thể thế nào là đất chưa sử dụng.