7. Bố cục khóa luận
3.1. Thực tiễn và những bất cập khi áp dụng pháp luật về bồi thường quyền
3.1.5. Bất cập về thực hiện bồi thường
- Thứ nhất, bất cập về thực hiện các hình thức bồi thường
Điều 79 quy định có các hình thức bồi thường khi thu hồi đất ở là bồi thường bằng đất ở, nhà ở hoặc thực hiện bồi thường bằng tiền. Tuy nhiên trên thực tế không phải địa phương nào cũng có quỹ đất để bồi thường dưới hình thức bồi thường bằng đất ở và rất khó để xác định đất được bồi thường có giá trị tương đương với thửa đất bị thu hồi nên đa số khi thu hồi thì hình thức bồi thường chủ yếu là bồi thường bằng tiền.
- Thứ hai, bất cập trong vấn đề chi trả tiền bồi thường
+ Trường hợp bồi thường bằng tiền thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi72. Thực tế thì có nhiều địa phương chi trả tiền bồi thường chậm, thời gian kéo dài thậm chí là từ 5 đến 7 năm.
+ Thực tế cho thấy giá đất thì có sự thay đổi liên tục vì vậy việc chậm chi trả tiền bồi thường gây thiệt hại đối với người sử dụng đất. Khoản 2 Điều 93 Luật Đất đai 2013 quy định đối với trường hợp cơ quan, tổ chức chậm chi trả tiền bồi thường thì người sử dụng đất khi thanh tốn được nhận số tiền bồi thường cộng thêm với một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
+ Theo Luật quản lý thuế thì khoản tiền chậm chi trả trên sẽ được tính với mức 0,05%/ngày73 (đối với trường hợp chậm chi trả trước 01/07/2016) hoặc 0,03%/ngày74 (đối với trường hợp chậm chi trả từ ngày 01/07/2016) nhân với tổng số tiền được bồi thường (trừ số tiền mà người sử dụng đất chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật).
+ Quy định về tính số tiền chậm chi trả tiền bồi thường theo quy định của Luật Đất đai 2013 có sự thay đổi so với Luật Đất đai 2003. Sự thay đổi đó có sự hạn chế hơn về quyền lợi của người sử dụng đất khi bị chậm chi trả tiền bồi thường do cơ quan, tổ chức chậm chi trả. Theo Luật Đất đai 2003 qui định:
“Bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm bồi thường do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi”75.
+ Luật Đất đai 2013 đã có sự thay đổi đối với quy định này cụ thể là nếu trong trường hợp chậm chi trả mà giá đất tại thời điểm bồi thường tăng thì số tiền chậm chỉ là số tiền được bồi thường cộng với số tiền chậm nộp chứ không phải số tiền bồi thường sẽ được tính lại theo giá đất tại thời điểm bồi thường. Vì vậy trên thực tế có nhiều địa phương sẽ cố tình chậm thanh tốn tiền bồi thường cho người sử dụng đất. Từ những phân tích trên cho thấy trong trường hợp chậm chi trả tiền bồi thường thì Luật Đất đai 2013 qui định có phần hạn chế hơn so với Luật Đấy đai 2003 và không đảm bảo được quyền lợi của người sử dụng đất.