Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với DNNQD tại NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 70 - 94)

NHNo&PTNT AG.

Đối với NHNo&PTNT AG, tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu tạo ra thu nhập, nhưng rủi ro chứa đựng trong nó cũng rất lớn nên chất lượng tín dụng luôn là mối lo thường xuyên của ngân hàng. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động này, ngân hàng luôn đặc biệt quan tâm đến mục tiêu: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng”12.

Qua việc phân tích chi tiết doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn DNNQD, chúng ta đã thấy được khá rõ nét công tác tín dụng đối với khách hàng này trong ba năm qua. Tuy nhiên, việc phân tích ấy chưa cho thấy được hiệu quả mà chủ

yếu chỉ phản ánh thực trạng cũng như phần nào xu hướng hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này. Chính vì thế, cần phải xem xét một số chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa các tiêu chí nói trên; thêm vào đó, cũng cần đánh giá một cách toàn diện thông qua việc so sánh các chỉ tiêu này với chỉ tiêu chung của tất cả khách hàng khác, từ đó mới có thể đưa ra những nhận định khách quan hơn về chất lượng và hiệu quả tín dụng đối với DNNQD. 3.5.1 Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động: Bảng 3.16: Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động năm 2007-2009 ĐVT: tđồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu

DNNQD NHNo&PTNT AG DNNQD NHNo&PTNT AG DNNQD NHNo&PTNT AG

Tổng dư nợ 421,43 3.704,71 687,30 4.559,05 1.098,22 5.628,15

Tổng vốn

huy động 1.671 1.671 2.910 2.910 3.047 3.047

Tỷ lệ (%) 25,22 221,71 23,62 156,67 36,04 184,71

Ngun: “Báo cáo thng kê” năm 2007-2009. Phòng Tín dng.

Chỉ tiêu này cho biết khả năng tự đáp ứng nhu cầu cho vay bằng nguồn vốn huy

động của ngân hàng; nói cách khác, nó giúp đánh giá tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt, vì nếu quá cao thể hiện công tác huy động vốn chưa tốt, nhưng nếu quá thấp chứng tỏ việc sử dụng vốn huy

động chưa hiệu quả, còn tình trạng thừa vốn.

Các tỷ lệ này giảm ở năm 2008 và tăng trở lại trong năm 2009, nhưng ở DNNQD

đều rất thấp so với tỷ lệ chung của ngân hàng. Cụ thể, năm 2007 dư nợ DNNQD trên tổng vốn huy động chỉ đạt 25,22%, trong khi cả ngân hàng là 221,71%. Điều đó có nghĩa bình quân cứ 221,71 đồng dư nợ của ngân hàng, trong đó 25,22 đồng dư nợ

DNNQD thì có 100 đồng vốn huy động tại địa phương tham gia. Sang năm 2008, lãi suất huy động tăng cao nên ngân hàng thu hút được một lượng lớn vốn nhàn rỗi từ bên ngoài; mặt khác, tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ và dư nợ DNNQD thấp hơn tốc độ

tăng trưởng của vốn huy động làm cho tỷ lệ này giảm xuống. Đến năm 2009 do lãi suất cơ bản giảm nên lãi suất huy động giảm, dẫn đến tốc độ tăng trưởng vốn huy động chậm lại, làm cho tỷ lệ này tăng lên mặc dù ngân hàng không muốn thế. Thực trạng đó đòi hỏi ngân hàng phải nổ lực nhiều hơn trong thời gian tới và càng phải khẳng định huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng nhất mà toàn thể cán bộ viên chức cần phấn đấu thực hiện tốt, đảm bảo nâng cao nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.5.2 Hệ số thu nợ: Bảng 3.17: Hệ số thu nợ năm 2007-2009 Bảng 3.17: Hệ số thu nợ năm 2007-2009 ĐVT: tđồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu NHNo&PTNT AG NHNo&PTNT AG NHNo&PTNT AG DNNQD DNNQD DNNQD Doanh số thu nợ 1.387,93 6.257,54 2.059,10 8.488,02 2.363,39 9.841,14 9.342,36 10.910,24 Doanh số cho vay 1.471,82 7.105,38 2.210,92 2.817,70 Hệ số thu nợ (%) 94,30 88,07 93,13 90,86 83,88 90,20

Ngun: “Báo cáo thng kê” năm 2007-2009. Phòng Tín dng.

Đây là chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, phản ánh được hiệu quả trong hoạt động tín dụng, trong đó tử số là doanh số thu nợ và mẫu số là doanh số cho vay.

Hệ số thu nợ của DNNQD và của toàn chi nhánh ba năm qua đều đạt tỷ lệ cao, cho thấy khả năng thu hồi nợ tốt, mức an toàn của đồng vốn khá cao, rủi ro trong tín dụng tương đối thấp. Mặc dù có thay đổi, nhưng hệ số thu nợ của ngân hàng là ổn định.

Đối với DNNQD, hệ số này lại có chiều hướng sụt giảm: năm 2007 đạt đến 94,30%, có nghĩa là khi ngân hàng cho DNNQD vay 100 đồng trong năm thì cũng sẽ thu về được 94,30 đồng ở năm đó; nhưng năm 2008 còn 93,13% và năm 2009 chỉ còn 83,88%. Tuy nhiên, sự sụt giảm của hệ số này không phải do doanh số thu nợ giảm mà do sự không cân đối giữa tốc độ tăng trưởng giữa cho vay và thu nợ. Doanh số thu nợ luôn gia tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay lại nhanh hơn nên làm cho hệ số

Đểđạt hệ số thu nợ cao và ổn định, ngân hàng cần duy trì sự tăng trưởng cân đối giữa hai doanh số này. Nếu muốn tăng doanh số cho vay, mở rộng tín dụng thì ngân hàng phải có biện pháp thu hồi nợ tích cực hơn để doanh số thu nợ gia tăng tương ứng, từ đó chất lượng tín dụng mới được đảm bảo tốt; ngoài ra, còn cần phải xem xét đến thời điểm giải ngân tín dụng, nếu tập trung giải ngân vào quý 4 hoặc những tháng cuối năm cũng làm cho hệ số này giảm. 3.5.3 Vòng quay vốn tín dụng: Bảng 3.18: Vòng quay vốn tín dụng năm 2007-2009 ĐVT: tđồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu NHNo&PTNT AG NHNo&PTNT AG NHNo&PTNT AG DNNQD DNNQD DNNQD Doanh số thu nợ 1.387,93 6.257,54 2.059,10 8.488,02 2.363,39 9.841,14 Dư nợ 379,98 3.281,07 554,37 4.131,88 892,76 5.093,60 bình quân Vòng quay vốn tín dụng (lần) 3,65 1,91 3,71 2,05 2,65 1,93

Ngun: “Báo cáo thng kê” năm 2007-2009. Phòng Tín dng.

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm, là tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và dư nợ bình quân. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng càng có hiệu quả. Số vòng quay nếu dưới 1 thì sẽ là vấn đề ngân hàng cần phải quan tâm vì đây là biểu hiện của việc sử dụng đồng vốn kém hiệu quả.

Các năm qua, vòng quay vốn tín dụng của cả DNNQD và ngân hàng đều cao và cùng xu hướng dao động: tăng trong năm 2008 và sụt giảm trở lại ở năm 2009. Các vòng quay này đối với DNNQD đều lớn hơn 2,65 vòng và cao hơn nhiều so với tỷ lệ

chung của ngân hàng. Kết quả này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn đối với loại hình doanh nghiệp này rất tốt, đồng vốn ngân hàng đầu tư cho DNNQD có tốc độ chu chuyển nhanh, luôn quay về kịp đểđầu tư cho chu kỳ tiếp theo; chính sự tăng trưởng của doanh số thu nợ so với dư nợ bình quân đã đẩy nhanh được vòng quay này. Năm 2007, số

vòng quay là 3,65 vòng và năm 2008 tăng lên 3,71 vòng; sang năm 2009, cả doanh số

thu nợ và dư nợ bình quân đều tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh số thu nợ có phần chậm lại, đồng thời mức dư nợ bình quân DNNQD lại tăng cao làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm xuống, còn 2,65 vòng. Để khắc phục tình trạng này và nâng cao hơn nữa số vòng quay thì ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến công tác thu nợ, xử lý tốt các khoản nợ tồn đọng nhất là nợ sắp đến hạn, thường xuyên theo dõi các doanh nghiệp vay vốn để phát hiện kịp thời những khoản nợ có nguy cơ quá hạn hoặc việc thu hồi gặp khó khăn, và cũng cần xem xét đến thời điểm giải ngân tín dụng (nhưđã trình bày ở hệ số

3.5.4 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Bảng 3.19: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2007-2009 Bảng 3.19: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2007-2009 ĐVT: tđồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 NHNo&PTNT AG NHNo&PTNT AG NHNo&PTNT AG Chỉ tiêu DNNQD DNNQD DNNQD Nợ quá hạn 0,56 37,21 1,90 35,84 2,04 39,16 Tổng dư nợ 421,43 3.704,71 687,30 4.559,05 1.098,22 5.628,15 Tỷ lệ (%) 0,13 1,00 0,28 0,79 0,19 0,70

Ngun: “Báo cáo thng kê” năm 2007-2009. Phòng Tín dng.

Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tập trung nhất về hiệu quả hoạt động tín dụng cũng nhưđo lường rủi ro tín dụng, cho biết số nợ quá hạn chưa thu hồi được trong tổng dư nợ. Chỉ tiêu này càng thấp, chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ chung của ngân hàng có xu hướng giảm nhưng

đối với DNNQD thì tăng rồi giảm, nhưng tất cả đều thấp hơn so với mức quy định của NHNo&PTNT VN là từ 3% đến 5%, tùy mỗi năm. Điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng DNNQD và của cả ngân hàng đã đạt được hiệu quả tích cực, rủi ro tín dụng tuy còn tiềm ẩn nhưng trong khả năng kiểm soát của ngân hàng.

Ba năm qua, dư nợ cho vay có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, nợ quá hạn tuy có gia tăng, song chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ nên làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ rất thấp, đặc biệt đối với DNNQD thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của ngân hàng, cho thấy nguy cơ xảy ra rủi ro với loại hình doanh nghiệp này luôn thấp hơn nhiều so với toàn chi nhánh. Năm 2007, tỷ lệ này chỉ ở mức 0,13%, tăng lên 0,28% trong năm 2008, nhưng đã giảm còn 0,19% ở năm 2009. Điều này chứng minh được trong suốt thời gian qua, tuy chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi do sự tác động của tình hình kinh tế nhưng NHNo&PTNT AG đã có những thành tích đáng ghi nhận trong việc giảm thấp tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ, giảm thiểu rủi ro trong cho vay để chất lượng hoạt

động tín dụng của ngân hàng được cải thiện rõ rệt hơn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà

được chủ quan, ngược lại, ngân hàng cần duy trì những thành tích tốt đẹp này, cố gắng nhiều hơn để hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNQD cũng như tất cả các khách hàng ngày một nâng cao.

Tóm lại, qua một số chỉ tiêu đánh giá trên cho thấy, bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay DNNQD, việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được ngân hàng xem trọng. Tuy vẫn còn một số tồn tại nhất định, nhưng nhìn chung hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm vừa qua đối với thành phần kinh tế này là tốt, tăng trưởng theo chiều hướng tích cực và có hiệu quả. Hoạt động này ngày càng thâm nhập sâu rộng vào nền kinh tế của tỉnh nhà. Qua đó, NHNo&PTNT AG đã khẳng định được vị trí và vai trò của mình, tạo được uy tín và niềm tin trong lòng người dân An Giang nói chung và DNNQD nói riêng.

3.6 Đánh giá tổng quát hoạt động tín dụng DNNQD tại NHNo&PTNT AG.

3.6.1 Những mặt được:

a. V phía ngân hàng:

− Sau gần 22 năm chính thức đi vào hoạt động, tính đến nay NHNo&PTNT AG

đã cấp tín dụng cho rất nhiều doanh nghiệp đã và đang hoạt động ở khu vực ngoài quốc doanh trong tất cả các ngành nghề kinh tế, giúp họ có được nguồn vốn phục vụ những mục đích khác nhau cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, giảm bớt nỗi lo thiếu hụt vốn, từđó mang lại lợi ích cả về kinh tế lẫn xã hội cho tỉnh nhà.

− Đầu tư tín dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung cho các ngành kinh tế trọng điểm của địa phương, những phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả, ưu tiên bố trí vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

− Hoạt động tín dụng đối với các khách hàng này đã đi vào nề nếp, được quản lý khá chặt chẽ từ khâu tổ chức đến khâu thực hiện; luôn được Ban Giám đốc NHNo&PTNT AG quan tâm chỉ đạo sâu sát, áp dụng chính sách ưu đãi và bố trí lực lượng cán bộ đủ năng lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Mỗi khi gặp khó khăn trong công tác này, các chi nhánh trực thuộc đều được sự hỗ trợđạo tận tình của NHNo&PTNT tỉnh.

− Thời gian qua, lãi suất cho vay được ngân hàng điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng, đồng thời nắm bắt nhanh nhạy diễn biến lãi suất của những tổ chức tín dụng khác nên mức lãi suất ở ngân hàng là tương đối hợp lý.

− Các CBTD đã tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiết và giải quyết thỏa đáng nguyện vọng cũng như vướng mắc của khách hàng, từ đó củng cố những khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới đến quan hệ tín dụng với ngân hàng.

− Từ khi áp dụng đến nay, chương trình IPCAS đã phát huy được hiệu quả tốt, giúp CBTD xử lý nhanh hơn các thủ tục trong quy trình tín dụng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, hầu hết những biểu mẫu giấy tờ đều được in sẵn, không phải viết tay nhằm đơn giản cho khách hàng khi làm thủ tục vay vốn.

− Công tác thi đua trong hoạt động tín dụng được tổ chức thường xuyên, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm nên hoạt động này ngày càng đi vào chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo được sự tin cậy và trở thành chỗ dựa về vốn cho doanh nghiệp.

b. V phía DNNQD:

− Những doanh nghiệp này đa số là khách hàng truyền thống của ngân hàng, hoạt

động khá hiệu quả nên công tác thu nợđược thuận lợi.

− Nhận được nhiều chính sách ưu đãi từ tỉnh và NHNo&PTNT AG nên các doanh nghiệp cũng rất cố gắng để phát huy hiệu quảđồng vốn vay, từ đó có thể trả nợ đúng hạn nhằm tạo uy tín và giữđược mối quan hệ lâu dài với ngân hàng.

3.6.2 Những mặt còn tồn tại:

a. V phía ngân hàng:

− Vốn huy động tăng trưởng tương đối chậm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

− Cấp phát tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này chủ yếu dưới hình thức truyền thống, chưa phổ biến những hình thức khác để tăng thu dịch vụ mà NHNo&PTNT VN cho phép như: bảo lãnh, chiết khấu chứng từ, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thấu chi,...

− Chưa chủ động đưa ra nhiều chương trình quảng cáo, tiếp thị cho hoạt động này để thu hút khách hàng trong thời điểm nhạy cảm của thị trường tiền tệ thời gian qua.

− Những năm qua, tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNQD tuy có đạt yêu cầu, song chất lượng tín dụng ở một số chi nhánh chưa được cải thiện tương xứng.

− Tỷ trọng cho vay trung – dài hạn thấp hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn, cho thấy hoạt động tín dụng đối với DNNQD chưa thật sựđi vào chiều sâu, nguồn vốn giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô, cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất còn thấp.

− Ở một số chi nhánh khâu kiểm tra trong và sau khi cho vay chưa được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng, và khi phát sinh nợ quá hạn, những chi nhánh này chưa kịp thời tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp, nhanh chóng.

− Các doanh nghiệp vay vốn hoạt động trên nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau, có những ngành nghề CBTD chưa thật sự am hiểu nên ít nhiều gây khó khăn trong việc thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, để xác định khả năng tài chính của khách hàng, CBTD chủ yếu dựa vào giá trị tài sản đảm bảo nợ và

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 70 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)