Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 44 - 48)

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, nếu không có một nguồn vốn nhất định thì khó có thể hoạt động tốt và đạt hiệu quả như mong đợi. Ngân hàng với vai trò là chiếc cầu nối, một trung gian tài chính thực hiện việc huy động vốn sau đó phân phối lại cho những người cần vốn. Chính vì thế, trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, đòi hỏi các tổ chức tín dụng nói chung, NHTM nói riêng phải có nguồn vốn dồi dào đểđáp ứng nhu cầu đi vay. Do vậy, mục tiêu chung của tất cả ngân hàng là làm sao nâng cao được chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các thể thức huy động để thu hút ngày càng nhiều tiền nhàn rỗi trong xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này nên NHNo&PTNT AG đã sớm khẳng định phương châm: “Không có nguồn vốn huy

động lớn sẽ không có một ngân hàng mạnh”4.

Trong thời gian qua, NHNo&PTNT AG đã cố gắng tìm các giải pháp mới và triển khai có hiệu quả những hình thức huy động vốn khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng nên đã tạo được lòng tin và sự tín nhiệm của họ. Do vậy, bên cạnh sự hỗ trợ

của NHNo&PTNT VN thì nguồn vốn huy động được trên địa bàn luôn là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh.

Hoạt động huy động vốn trong ba năm qua đạt được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu vốn huy động của NHNo&PTNT AG ĐVT: tđồng So sánh 2008 với 2007 So sánh 2009 với 2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (+,-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+,-) Tương đối (%) Số tiền Số tiền Số tiền Tổng VHĐ 1.671 100 2.910 100 3.047 100 1.239 74,15 137 4,71 Trong đó: VHĐ theo loại tiền tệ Nội tệ 1.613 96,53 2.699 92,75 2.868 94,13 1.086 67,33 169 6,26 Ngoại tệ 58 3,47 211 7,25 179 5,87 153 263,79 -32 -15,17 VHĐ theo kỳ hạn gửi TG KKH 264 15,80 323 11,10 355 11,65 59 22,35 32 9,91 TG CKH dưới 12 tháng 401 24,00 1.984 68,18 2.151 70,59 1.583 394,76 167 8,42 TG CKH từ 12 tháng trở lên 1.006 60,20 603 20,72 541 17,76 -403 -40,06 -62 -10,28 VHĐ theo tính chất TG 1.508 90,25 2.588 88,93 2.816 92,42 1.080 71,62 228 8,81 TG từ dân cư TG từ các tổ chức 163 9,75 322 11,07 231 7,58 159 97,55 -91 -28,26

Ngun: “Báo cáo tng kết kết qu hot động kinh doanh” năm 2007-2009. Phòng Tín dng.

Chú thích:

VHĐ : Vốn huy động TG : Tiền gửi

TG KKH : Tiền gửi không kỳ hạn TG CKH : Tiền gửi có kỳ hạn

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT AG luôn tăng trưởng. Năm 2007, tổng vốn huy động 1.671 tỷđồng; sang năm 2008 đã tăng cao,

đạt 2.910 tỷđồng, tức tăng 74,15%. Đến năm 2009, ngân hàng huy động được 3.047 tỷ đồng, tương đương tăng 4,71%, tuy tốc độ tăng không cao như năm 2008 nhưng cũng thể hiện được sự nổ lực của ngân hàng trước tình hình kinh tế vô cùng khó khăn: lạm phát tăng, giá vàng và đô la tăng mạnh,... ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người gửi

tiền, bên cạnh đó là sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều tổ chức tín dụng khác,... tất cảđã tác động bất lợi đến công tác huy động vốn. Tuy nhiên, ngân hàng tiếp tục áp dụng linh hoạt công cụ lãi suất kèm theo các chương trình khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn nên đã thu hút được lượng khách hàng khá ổn định; mặt khác, do luôn giữđược uy tín nên mặc dù thị trường bất ổn nhưng đa số người dân vẫn đặt niềm tin vào ngân hàng.

Tổng vốn huy động của ngân hàng được phân theo 3 hình thức khác nhau:

a. Vốn huy động theo loại tiền tệ:

Ni t:

Nguồn vốn huy động bằng nội tệ luôn tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2008

đã tăng 67,33% so năm 2007; năm 2009 tỷ lệ này đã giảm xuống, chỉ còn 6,26%. Nguyên nhân chủ yếu do năm 2008, để kiềm chế lạm phát NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nên lãi suất huy động không ngừng tăng lên, người dân gửi tiền nhiều hơn vào ngân hàng vì được hưởng lãi suất cao, làm cho vốn huy động tăng cao so năm 2007. Sang năm 2009, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ có điều chỉnh linh hoạt theo hướng kích thích sản xuất kinh doanh, lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm, dẫn

đến lãi suất tiền gửi và tiền vay giảm theo, làm giảm đi nguồn vốn huy động; đến những tháng cuối năm này, để chống tái lạm phát, NHNN lại thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, vì chịu sự tác động trực tiếp của hai chính sách này nên năm 2009 tổng vốn huy

động của ngân hàng tuy có tăng so năm 2008 nhưng không nhiều.

Ngoit:

Vốn huy động bằng ngoại tệ cũng tăng cao trong năm 2008, cụ thể đã tăng 263,79% so năm trước; nhưng đến năm 2009 doanh số đã giảm 15,17% so năm 2008; do trong năm 2009, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động khiến giá ngoại tệ liên tục thay đổi, điều này làm cho việc huy động ngoại tệ gặp khó khăn vì người dân đầu tư vào lĩnh vực khác có mức sinh lời cao hơn. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn bằng ngoại tệ tuy được cải thiện nhưng chưa ổn định, còn phụ thuộc rất nhiều vào biến động của thị trường. Vì vậy, ngân hàng cần có biện pháp tích cực hơn nữa, đặc biệt khi Việt Nam đã mở cửa giao thương, mua bán với các nước trên thế giới thì nhu cầu giao dịch ngoại tệ của những doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng ngày càng tăng lên.

b. Vốn huy động theo kỳ hạn gửi:

Tin gi không k hn:

Tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Đối với loại này, khách hàng gửi tiền thường không vì mục đích hưởng lãi mà chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu thanh toán, sử dụng những dịch vụ tiện ích của ngân hàng hay sự an toàn của khoản tiền, vì vậy lãi suất không phải là công cụ chính để thu hút khách hàng mà chủ yếu là sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn của dịch vụ. Nhờ hình thức này, ngân hàng đã góp phần nâng cao tốc độ luân chuyển vốn giữa các doanh nghiệp, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, kiểm đếm,... đồng thời khách hàng vẫn hưởng được một khoản lãi suất. Song, ngân hàng không thể chủ động sử dụng đối với loại tiền gửi này vì theo tính chất của nó, khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào.

Ba năm qua, tuy tiền gửi không kỳ hạn có gia tăng nhưng không đều: năm 2008 tăng 22,35% so năm 2007 nhưng năm 2009 chỉ tăng 9,91% so năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình giá cả thị trường dao động mạnh, tác động trực tiếp đến hoạt

động kinh doanh của khách hàng; bên cạnh đó, thời gian qua ngân hàng vẫn chưa phát huy đúng mức khả năng huy động vốn qua việc phát hành và sử dụng thẻ ATM. Do vậy,

ngân hàng cần cố gắng huy động tối đa loại tiền gửi này vì đây là nguồn vốn huy động với lãi suất thấp, đem lại nhiều lợi nhuận trong kinh doanh.

Tin gi có k hn dưới 12 tháng:

Đây là nguồn vốn quan trọng đối với ngân hàng vì tính ổn định của nó, ngân hàng có thể chủ động sử dụng để đầu tư ngắn hạn, lãi suất chính là công cụ chủ yếu để thu hút nguồn vốn này.

Loại tiền gửi này tăng nhanh qua các năm và tỷ trọng cũng thay đổi theo xu hướng ngày càng tăng, cụ thể: năm 2007 là 401 tỷđồng, chiếm 24% trong tổng vốn huy

động; sang năm 2008 đã tăng lên rất cao, đạt 1.984 tỷ đồng, tức tăng đến 394,76% so năm 2007 và chiếm tỷ trọng 68,18%, do trong năm 2008 lãi suất tiền gửi liên tục tăng,

đáp ứng được nhu cầu gửi tiền nhằm mục đích kiếm lãi của người dân, ngoài ra khách hàng thường thích gửi loại kỳ hạn ngắn để hạn chế rủi ro khi lãi suất tăng. Sang năm 2009, loại này đạt 2.151 tỷ đồng, tỷ lệ tăng chỉ còn 8,42%, chiếm tỷ trọng 70,59%, trong năm này, tuy tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất giảm so với năm 2008, nhưng ngân hàng vẫn rất cố gắng trong công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức xổ số

trúng thưởng, khuyến mãi nên đã giữ “chân” được các khách hàng truyền thống và thu hút thêm một lượng khách hàng mới.

Tin gi có k hn t 12 tháng tr lên:

Tính chất giống như tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, nhưng loại này có kỳ hạn dài hơn nên ngân hàng thường dùng để cho vay trung – dài hạn.

Ngược với sự gia tăng của loại tiền gửi nói trên, loại này liên tục giảm qua ba năm, đặc biệt năm 2008 đã giảm từ 1.006 tỷ đồng xuống còn 603 tỷ đồng, tức giảm 40,06% và chiếm tỷ trọng 20,72%, trong khi năm 2007 chiếm 60,20% trong tổng vốn huy động. Năm 2009, loại này chỉ đạt 541 tỷ đồng, giảm 10,28% so năm trước và tỷ

trọng chỉ còn 17,76%. Do tình hình kinh tế bất ổn trong hai năm 2008 và 2009 nên một bộ phận khá lớn khách hàng đã chuyển từ gửi kỳ hạn dài sang kỳ hạn ngắn, một mặt do lãi suất các kỳ hạn ngắn cao hơn so với kỳ hạn dài, mặt khác khách hàng chủđộng hạn chế rủi ro lãi suất khi ngân hàng liên tục điều chỉnh tăng để góp phần chống lạm phát. Chính vì vậy, ngân hàng cần có những cách thức huy động thật phong phú để khuyến khích người dân gửi loại kỳ hạn này nhiều hơn nữa.

c. Vốn huy động theo tính chất tiền gửi:

Tin gi t dân cư:

Đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, hầu hết người dân gửi tiền vì mục tiêu sinh lời, vì vậy nếu lãi suất tăng sẽ thu hút được nhiều khách hàng và số tiền gửi sẽ

tăng. Đây cũng là nguồn vốn cực kỳ quan trọng để ngân hàng cho vay do tính ổn định của nó. Nguồn vốn này càng tăng sẽ càng có lợi vì có thể nâng cao hiệu quả trong hoạt

động kinh doanh của ngân hàng.

Qua bảng số liệu, ta thấy vốn huy động loại này có chiều hướng tăng nhanh và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. Năm 2007 là 1.508 tỷđồng, chiếm tỷ

trọng 90,25%; năm 2008 lên đến 2.588 tỷ đồng, tăng 71,62% so năm 2007 và chiếm tỷ

trọng 88,93%; đến năm 2009 con số này tiếp tục tăng, đạt 2.816 tỷđồng, tăng 8,81% so năm 2008 và chiếm tỷ trọng 92,42%. Đây là dấu hiệu rất khả quan, ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cũng như gia tăng hơn nữa loại tiền gửi này về số tuyệt đối nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Tin gi t các t chc:

Nền kinh tế ngày càng phát triển, các tổ chức gửi tiền vào ngân hàng không nhằm mục đích hưởng lãi suất mà chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong kinh doanh, hoặc trong quá trình hoạt động của mình. Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, hình thức này ngày càng phổ biến vì nó đã sớm phát huy được tính ưu việt, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng như: đảm bảo tính an toàn, giảm được chi phí, giúp khách hàng tăng nhanh tốc độ vòng quay vốn, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa,... Do vậy, ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp đến ngân hàng gửi tiền, đặc biệt là khi ngân hàng gia tăng nhiều dịch vụ tiện ích.

Năm 2007, loại tiền gửi này đạt 163 tỷđồng; sang năm 2008 tăng lên 322 tỷđồng, tương đương tăng 97,55%; tuy nhiên, đến năm 2009 lại giảm xuống còn 231 tỷ đồng, tức đã giảm 28,26% so năm 2008. Vì trong năm 2009, tuy số lượng các tổ chức, doanh nghiệp quan hệ với ngân hàng gia tăng đáng kể, song thị trường lại bấp bênh, giá cả

hàng hóa, nguyên vật liệu tăng cao làm cho việc sản xuất kinh doanh gặp không ít khó khăn, do đó tiền gửi từ những tổ chức này có phần giảm sút. Mặc dù vậy, thời gian qua ngân hàng đã tạo được mối quan hệ với nhiều tổ chức trong và ngoài tỉnh, hứa hẹn một nguồn vốn dồi dào trong tương lai. Tiền gửi từ các tổ chức chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn, lãi suất thấp, nhưng không ổn định, vì thế nếu có kế hoạch sử dụng thật hợp lý sẽ giúp ngân hàng cắt giảm được chi phí và gia tăng lợi nhuận.

Tóm lại, huy động vốn đóng vai trò then chốt, tạo ra nguồn vốn cho mọi hoạt

động kinh doanh của ngân hàng, trong đó các thể thức huy động có ảnh hưởng rất lớn

đến quá trình hình thành và quy mô của nguồn vốn. Nhìn chung, công tác huy động vốn trong thời gian qua là tốt, nhưng ở giai đoạn sắp tới, để thật sự làm tốt hơn nữa công tác này, tạo được nguồn vốn ngày càng lớn thì ngân hàng cần có nhiều hình thức huy động

đa dạng để thu hút vốn tiền gửi từ khách hàng nhiều hơn, trong đó nên chú trọng đẩy mạnh huy động vốn nội tệ vì chủ yếu hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn là tín dụng nội tệ; bên cạnh đó, ngân hàng cần sử dụng thật tốt công cụ lãi suất vì đây là một trong những yếu tố quyết định để thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)