Phân tích tình hình cho vay DNNQD

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 50 - 57)

Những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế không thuận lợi, tác

động xấu đến môi trường đầu tư. Trong bối cảnh đó, tỉnh ta cũng đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế tác động dây chuyền đ

1.471,82 7.105,38 2.210,92 9.342,36 2.817,70 10.910,24 0 2.000 4.000 6.000 8.000 12.000 Do (tỷ 10.000 anh số đồng) 2007 2008 2009 Năm

Doanh số cho vay DNNQD Tổng doanh số cho vay

trưởn

u:

g. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 8,67%, trong đó, khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm 0,5%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 6,5% và khu vực dịch vụ tăng 14,29% so năm trước; GDP bình quân đầu người (tính theo giá hiện hành) tăng so năm 2008, đạt mức 16,6 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 1,39% so năm trước5. Thành quả này góp phần kích thích sự phát triển mọi thành phần kinh tế,

đặc biệt là các DNNQD.

Nắm bắt được chủ trương của tỉnh, NHNo&PTNT AG đã chủ động tìm kiếm khách hàng, đề ra nhiều giải pháp mới trong công tác huy động vốn và tận dụng tối đa nguồn vốn huy động để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, điều này thật sự trở nên cấp thiết sau khi nền kinh tế trải qua cuộc khủng hoảng vừa qua. Doanh số cho vay DNNQD tại NHNo&PTNT AG như sa

Bảng 3.4: Doanh số cho vay DNNQD năm 2007-2009

ĐVT: tđồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008 vSo sánh ới 2007 2009 vSo sánh ới 2008 Chỉ tiêu Số tiền ọng ) ố tiền trọng (%) Số tiề trọ (% đ i (+,-) Tuyệt Tương tr (% S n ng ) đối (%) đối (+,-) đối (%) Tỷ Tỷ Tỷ Tuyệt Tương Tổng doanh số 7.1 0 9.3 0 10. 00 2. 1. cho vay 05,38 10 42,36 10 910,24 1 236,98 31,48 567,88 16,78 Doanh số cho 1.471,82 2.210,92 2.817,70 vay DNNQD 20,71 23,67 25,83 739,10 50,22 606,78 27,44

Ngun: “Báo cáo thng kê” năm 2007-2009. Phòng Tín dng.

Biểu đồ 3.3: Doanh số cho vay DNNQD năm 2007-2009

Thời gian qua, NHNo&PTNT AG luôn đẩy mạnh cho vay đối với chủ thể kinh tế

này. Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp nhỏ, lẻ nguồn vốn chủ sở hữu không lớn, khôngđủ sức chống chọi với những biến động thị trường (chủ yếu là biến động giá cả) nên nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng giữ một vai trò quan trọng, vì vậy doanh số cho vay DNN

lại lợi nhuận cho ngân hàng mà nó cò

iệp mà ngân hàng sẽ xem xét cho vay v

QD liên tục tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2007 là 1.471,82 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 20,71% tổng doanh số cho vay; sang năm 2008 đạt 2.210,92 tỷ đồng, tăng 50,22% so năm 2007, chiếm tỷ trọng 23,67%; và năm 2009 đạt 2.817,70 tỷ đồng, tăng 27,44% so năm 2008, chiếm tỷ trọng 25,83%. Tốc độ tăng trưởng trong cho vay DNNQD năm 2009 có chậm hơn năm 2008 là do ngân hàng đã tuân thủ nghiêm túc chủ

trương không tăng trưởng “nóng” tín dụng của NHNN.

Có thể xem đây là một thành công vì ngân hàng phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng khác và những vấn đề nóng bỏng do tình hình kinh tế tác

động, nên việc duy trì và mở rộng quy mô cho vay DNNQD không phải là điều dễ dàng. Ngoài ra, việc cho vay này không chỉ đơn thuần mang

n có ý nghĩa về mặt KT-XH: với nguồn vốn có được, các DNNQD có thể yên tâm hoạt động, cố gắng tìm tòi, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mới cho xã hội, làm cho chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh nhà ngày một nâng cao.

a. Phân tích tình hình cho vay DNNQD theo thể loại:

Đối với các doanh nghiệp, do mục đích hoạt động khác nhau nên nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Tùy theo yêu cầu của mỗi doanh ngh

ới thể loại ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Tình hình cho vay DNNQD ba năm qua như sau:

Bảng 3.5: Doanh số cho vay DNNQD theo thể loại

ĐVT: tđồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008 vSo sánh ới 2007 2009 vSo sánh ới 2008 Chỉ tiêu Số ti n trọng (%) Số tiề trọ (%) Số ền t ng (%) i (+ g Tuyệt (+, Tương n ng ti rọ đố đối đối đối Tỷ Tỷ Tỷ Tuyệt Tươn ,-) (%) -) (%) Ng hạ 1.441,56 97, 2.094,95 94, 2.683,75 95, 6 ắn n 94 75 25 53,39 45,33 588,80 28,11 Trung - dài hạn 30,26 2,06 115,97 5,25 133,95 4,75 85,71 283,29 17,98 15,50 Tổng 1.471,82 100 2.210,92 100 2.817,70 100 739,10 50,22 606,78 27,44

Năm 2007 Ngắn hạn 97,94% Trung-dài hạn 2,06% Năm 2008 hạn 5,25% Trung-dài Ngắn hạn 94,75% Năm 2009 hạn 4,75% Trung-dài Ngắn hạn 95,25%

Biểu đồ 3.4: Doanh số cho vay DNNQD theo thể loại

Đối với doanh nghiệp nói chung, DNNQD nói riêng, tín dụng ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay. Nhờ nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng nhanh nên ngân hàng đã cung ứng vốn nhiều cho tín dụng ngắn hạn, bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt cho khách hàng với mức lãi suất thấp hơn vay trung – dài hạn. Mặt khác, cho vay ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh, ngân hàng hạn chế được rủi ro, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đảm bảo được khả năng thanh khoản. Ba năm qua, ngân hàng cho vay vốn lưu động chủ

yếu để hỗ trợ DNNQD thu mua lương thực, nông sản thực phẩm làm nguyên liệu đầu vào ở ngành công nghiệp chế biến. Do vậy, doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng tăng: năm 2007 đạt 1.441,56 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 97,94% doanh số cho vay DNNQD; năm 2008 là 2.094,95 tỷđồng, tăng 45,33% so năm 2007, chiếm tỷ trọng 94,75%; sang năm 2009 lên đến 2.683,75 tỷđồng, tăng 28,11% so năm 2008, chiếm tỷ trọng 95,25%.

Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung – dài hạn tuy có tỷ trọng thấp (không quá 6%) nhưng cũng tăng trưởng nhanh, đặc biệt đã tăng vọt trong năm 2008, đạt 115,97 tỷ đồng, tăng 283,29% so năm 2007. Các doanh nghiệp đi vay thường để đầu tư vào nhà xưởng, dây chuyền sản xuất mới nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, kích thích thị hiếu của người tiêu dùng theo chính sách kích cầu của Chính phủ, từ đó có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng tiến xa hơn. Sang năm 2009, doanh số tuy có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn rất nhiều so năm trước, chỉ còn 15,50%, tức đạt 133,95 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu, một mặt do nền kinh tế trong năm này không thuận lợi, khó có thể dự đoán được, mặt khác ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn dài hạn, NHNo&PTNT VN cũng hạn chế hỗ

trợ cho ngân hàng địa phương đối với nguồn vốn để cho vay thể loại này. Nhìn chung, tín dụng trung – dài hạn có nhiều rủi ro hơn tín dụng ngắn hạn vì thời gian thu hồi vốn dài nên dễ bịảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, do đó ngân hàng nên cẩn trọng khi quyết định cho vay, nhất là trong điều kiện nền kinh tế biến động, khó lường.

b. Phân tích tình hình cho vay DNNQD theo ngành kinh tế:

Những năm gần đây, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách thông thoáng hơn, tạo

điều kiện thu hút đầu tư, khuyến khích các ngành nghề phát triển. Nhưng thật không dễ để một doanh nghiệp luôn có đủ vốn đảm bảo quá trình hoạt động của mình thông suốt, chính vì thế càng làm tăng nhu cầu vốn, đặc biệt là vốn tín dụng; bởi lẽ, không có nguồn vốn ổn định và đủ lớn thì doanh nghiệp rất dễ đối đầu với nguy cơ phá sản trước giai

đoạn cạnh tranh khốc liệt.

Về phía ngân hàng, cho vay là hoạt động tiềm ẩn rủi ro, do vậy ngân hàng đã chọn một trong những giải pháp hữu hiệu là đa dạng hóa danh mục đầu tư, mở rộng cho vay theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Điều này được thể hiện rõ nét qua kết quả cho vay theo ngành kinh tế sau:

Bảng 3.6: Doanh số cho vay DNNQD theo ngành kinh tế ĐVT: tđồng So sánh 2008 với 2007 2009 vSo sánh ới 2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ngành Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (+,-) Tương đối (%) Tương đối (%) Tuyệt đối (+,-) Số tiền Số tiền Số tiền Nông nghiệp 36,06 2,45 39,66 1,79 11,80 0,42 3,60 9,98 -27,86 -70,25 Công nghiệp – xây dựng 601,51 40,87 661,66 29,93 758,00 26,90 60,15 10,00 96,34 14,56 Thương nghiệp – dịch vụ 463,45 31,49 602,49 27,25 700,94 24,88 139,04 30,00 98,45 16,34 Thủy sản 207,74 14,11 431,72 19,53 1.307,34 46,40 223,98 107,82 875,62 202,82 Khác 163,08 11,08 475,39 21,50 39,62 1,41 312,31 191,51 -435,77 -91,67 Tổng 1.471,82 100 2.210,92 100 2.817,70 100 739,10 50,22 606,78 27,44

Ngun: “Báo cáo thng kê” năm 2007-2009. Phòng Tín dng.

Biểu đồ 3.5: Doanh số cho vay DNNQD theo ngành kinh tế

0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 Doanh số (tỷđồng) 2007 2008 2009 Năm

Nông nghiệp Công nghiệp-xây dựng Thương nghiệp- dịch vụ Thủy sản

Khác

An Giang là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhiều ngành nghề,

đặc biệt là nông nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, hoạt động của các DNNQD ít tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nên doanh số cho vay thành phần này trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất trong doanh số cho vay DNNQD. Thêm vào đó những năm qua, với chủ trương của tỉnh, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương nghiệp – dịch vụ: năm 2009, khu vực nông nghiệp chiếm 31,63% (giảm 5,53% so cùng kỳ), khu vực công nghiệp –

xây dựng là 11,51% (tăng 0,06%), và khu vực thương nghiệp – dịch vụ chiếm 56,86% (tăng 5,47%).6

Biểu đồ trên cho thấy, doanh số cho vay DNNQD ở các ngành kinh tế không ngừng tăng trưởng nhưng với tốc độ khác nhau: ngành công nghiệp – xây dựng, thương nghiệp – dịch vụ và thủy sản tăng liên tục, trong đó ngành thủy sản có tốc độ tăng nhanh nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 2009, nông nghiệp và những ngành khác có sự biến động nhưng đều giảm thấp.

Ngành nông nghiệp:

Đây là ngành thế mạnh của tỉnh An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cũng là ngành mà tỉnh đang ưu tiên bố trí vốn và hỗ trợđầu tư. Tuy nhiên, như phần trên đã trình bày, do số lượng DNNQD hoạt động ở lĩnh vực này không nhiều (mà chủ yếu là hộ nông dân) nên doanh số cho vay đối với ngành này rất thấp. Thời gian qua, ngân hàng đã hỗ trợ vốn cho các hợp tác xã trên địa bàn mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu,...; đồng thời, ngân hàng cũng giải ngân vốn vay kịp thời cho những doanh nghiệp thu mua lương thực, lúa gạo,... hạn chế tình trạng doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất nhưng chưa có hàng trong kho dẫn đến rủi ro về giá. Năm 2007, doanh sốđạt 36,06 tỷ đồng, chiếm 2,45%; năm 2008 tuy có tăng lên 9,98%, tương đương 39,66 tỷ đồng; nhưng đến năm 2009 con số này đã giảm đáng kể, chỉ còn 11,80 tỷ đồng, tức đã giảm 70,25%.

Ngành công nghiệp – xây dựng:

Đây là ngành mà tỉnh đang chú trọng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP. An Giang có nguồn nguyên liệu thủy sản và nông sản rất lớn nên công nghiệp chế biến

được coi là ngành mũi nhọn để tỉnh ưu tiên đầu tư. Các doanh nghiệp rất tích cực tìm kiếm thêm đối tác với mục đích gia tăng xuất khẩu ra nhiều thị trường nước ngoài, đặc biệt là sản phẩm thủy sản đông lạnh, gạo đã qua xay xát, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gia dụng,... Bên cạnh đó, nhu cầu về sản phẩm công nghiệp phục vụ trong lĩnh vực xây dựng cũng tăng cao như: gỗ chế biến, gạch ngói, xi măng, cát, đá,... Đa số

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực trên đều có quy mô nhỏ, công nghệ

chế biến chưa cao, sức cạnh tranh của hàng hóa còn thấp nên nhu cầu vốn để cải tiến kỹ

thuật, mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động là rất lớn.

Xuất phát từ tình hình trên, ngân hàng đã mở rộng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề này, do vậy doanh số cho vay gia tăng rõ rệt: năm 2008 đã tăng 60,15 tỷ đồng so năm 2007, đạt 661,66 tỷ đồng; và năm 2009 tăng thêm 96,34 tỷđồng so năm 2008, đạt 758 tỷđồng. Tuy vậy, tỷ trọng đã giảm từ 40,87% (năm 2007) xuống 29,93% (năm 2008) và chỉ còn 26,90% (năm 2009). Do đó, trong thời gian tới, ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn nữa để nâng cao tỷ trọng cho vay ở ngành này.

Ngành thương nghiệp – dịch vụ:

An Giang là tỉnh có nhiều cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia, trong đó có ba khu kinh tế cửa khẩu đã được quy hoạch là Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Khánh Bình thuộc các huyện Tịnh Biên, Tân Châu và An Phú. Đây là cửa ngõ để hàng hóa An Giang và các tỉnh, thành trong nước tiếp cận với thị trường các nước ASEAN, đặc biệt rất thuận lợi cho việc giao lưu mua bán giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Vì lẽ đó, nhiều doanh nghiệp đã mở ra kinh doanh trên lĩnh vực này với quy mô khác nhau và rất đa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dạng về chủng loại hàng hóa, chủ yếu ở những mặt hàng: bách hóa tổng hợp, vật liệu xây dựng, phân bón, đồ dùng gia đình,…

Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều lễ hội, địa điểm du lịch nổi tiếng như: lễ hội quốc gia vía Bà Chúa xứ núi Sam, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư,… đặc biệt An Giang còn là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng nên hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Do vậy, các mặt hàng đặc sản của tỉnh có thêm thị trường tiêu thụ, chẳng hạn: khô, mắm, tơ lụa,… và từđó tạo điều kiện thuận lợi

để phát triển những loại hình dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí,…

Chính vì thế, nhu cầu vốn ở ngành này tăng cao và NHNo&PTNT AG đã đáp ứng

để các doanh nghiệp có thể tăng thêm quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ hiện có và giúp doanh nghiệp mới thành lập có đủ vốn tham gia vào lĩnh vực này. Năm 2007 đạt 463,45 tỷđồng, tăng cao nhất vào năm 2009 đạt mức 700,94 tỷ đồng và cũng chiếm tỷ

trọng cao trong doanh số cho vay DNNQD.

Ngành thủy sản:

Đây cũng là thế mạnh của tỉnh, với hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho việc khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Những năm trước đây, doanh số cho vay DNNQD đối với ngành này còn thấp, nguyên nhân chủ yếu do giá cả các mặt hàng thủy sản không ổn định, đôi khi bị “rớt” giá liên tục; năm 2009, nhờ chính sách hỗ trợ

lãi suất nên các doanh nghiệp đã mạnh dạn xin vay vốn, làm cho doanh số cho vay ngành này tăng nhanh: nếu năm 2007 chỉ đạt 207,74 tỷ đồng, với tỷ trọng 14,11%, thì

đến năm 2009 là 1.307,34 tỷ đồng, tăng hơn năm 2008 đến 202,82%, chiếm tỷ trọng 46,40% doanh số cho vay DNNQD.

Kết quả này cho thấy ngân hàng đã bố trí vốn khá hợp lý, góp phần phát huy mạnh mẽ tiềm năng và lợi thế của ngành kinh tế mũi nhọn này. Các sở, ban ngành cũng tăng cường mọi hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị

trường cho sản phẩm thủy sản với mặt hàng chủ lực là cá tra, basa, chủ yếu hướng tới thị trường nước ngoài, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Ngành khác:

Ngoài các ngành trọng điểm trên thì vẫn còn một số ngành kinh tế khác góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển KT-XH cần được quan tâm nhiều hơn như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, kho bãi,... Thông qua việc đẩy mạnh đầu tư những

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 50 - 57)