Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 74 - 77)

a. V phía ngân hàng:

− Vốn huy động tăng trưởng tương đối chậm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

− Cấp phát tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này chủ yếu dưới hình thức truyền thống, chưa phổ biến những hình thức khác để tăng thu dịch vụ mà NHNo&PTNT VN cho phép như: bảo lãnh, chiết khấu chứng từ, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thấu chi,...

− Chưa chủ động đưa ra nhiều chương trình quảng cáo, tiếp thị cho hoạt động này để thu hút khách hàng trong thời điểm nhạy cảm của thị trường tiền tệ thời gian qua.

− Những năm qua, tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNQD tuy có đạt yêu cầu, song chất lượng tín dụng ở một số chi nhánh chưa được cải thiện tương xứng.

− Tỷ trọng cho vay trung – dài hạn thấp hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn, cho thấy hoạt động tín dụng đối với DNNQD chưa thật sựđi vào chiều sâu, nguồn vốn giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô, cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất còn thấp.

− Ở một số chi nhánh khâu kiểm tra trong và sau khi cho vay chưa được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng, và khi phát sinh nợ quá hạn, những chi nhánh này chưa kịp thời tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp, nhanh chóng.

− Các doanh nghiệp vay vốn hoạt động trên nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau, có những ngành nghề CBTD chưa thật sự am hiểu nên ít nhiều gây khó khăn trong việc thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, để xác định khả năng tài chính của khách hàng, CBTD chủ yếu dựa vào giá trị tài sản đảm bảo nợ và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nếu báo cáo này thiếu trung thực thì sẽảnh hưởng xấu đến việc đánh giá của CBTD.

− Công tác thu nợở một số nơi còn bị động, đa phần phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình sản xuất kinh doanh chứ chưa khai thác triệt để các nguồn thu khác của DNNQD.

− Trình độ chuyên môn của một bộ phận CBTD ở một vài chi nhánh còn bất cập, một số còn lơi lỏng ở khâu kiểm tra sử dụng vốn và đôn đốc thu nợ khách hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng và tính cạnh tranh của ngân hàng.

− Tốc độ tiếp cận khách hàng mới, khả năng năng thẩm định món vay lớn của CBTD chưa cao.

b. V phía DNNQD:

− Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp rất lớn, nhưng tài sản đảm bảo thường không đủ giấy tờ hợp lệ, giá trị tài sản đảm bảo thấp so với nhu cầu vay, báo cáo tài chính không kịp thời, chính xác,... do đó hạn chế khả năng đánh giá doanh nghiệp của CBTD đểđề xuất món vay.

− Một số khách hàng còn chây ỳ không chịu trả nợ nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng.

− Còn tình trạng doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích nên không đạt mức lợi nhuận mong muốn, có khi mất trắng vốn, từđó không có khả năng trả nợ ngân hàng.

− Một số doanh nghiệp tuy có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, nhưng khi

đi vào thực hiện do những biến động bất lợi, không lường trước của nền kinh tế khiến cho hiệu quả mang lại không cao.

− Khâu quản lý, điều hành ở một số doanh nghiệp kém hiệu quả dẫn đến hoạt

Chương 4

MT S GII PHÁP CH YU NHM NÂNG CAO HIU QU HOT ĐỘNG TÍN DNG ĐỐI VI DOANH NGHIP NGOÀI QUC DOANH TI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. NHNo&PTNT AG cũng

đang bị cuốn vào vòng xoáy này không chỉ ở phạm vi nội địa mà còn từ phía các ngân hàng nước ngoài. Do vậy, để tồn tại và bắt kịp nhịp độ phát triển của nền KT-XH thì ngân hàng phải thiết lập một chiến lược cạnh tranh thật năng động và hiệu quả, trong đó việc nâng cao chất lượng tín dụng cần được ưu tiên hàng đầu. Trong phạm vi nghiên cứu này, khóa luận xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)