Thẩm định tốt và giám sát chặt chẽ khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 82 - 83)

Hiện nay, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, cho nên ngân hàng cần nắm bắt kịp thời những mong muốn từ phía doanh nghiệp để nâng cao doanh số cho vay. Tuy nhiên, ngân hàng phải luôn thực hiện nghiêm túc tín dụng có chọn lọc (đối tượng cho vay, khách hàng cho vay, thể loại cho vay), tăng trưởng tín dụng phải phù hợp và theo đúng quy trình đểđảm bảo an toàn, tránh tăng trưởng “nóng”, chỉ chạy theo doanh số mà lơi lỏng trong quá trình xét duyệt cho vay cũng như kiểm tra, giám sát khách hàng, làm giảm đi chất lượng và hiệu quả của công tác này. Để thực hiện tốt điều này, mỗi CBTD không được chủ quan trong quá trình thẩm định, cần xác định công việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đều rất quan trọng, đặc biệt là kiểm tra trước khi cho vay và phải thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay đến khi tất toán HĐTD.

− Khi thẩm định món vay, CBTD cần phân tích, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, uy tín và sự sẵn lòng trả nợ của doanh nghiệp,… từđó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không, đầu tưở mức nào đểđộ rủi ro có thể chấp nhận được. Và tuy tài sản đảm bảo chỉ là giải pháp cuối cùng để thu hồi những khoản nợ khó đòi nhưng không nên vì thế mà xem nhẹ khâu định giá. Do vậy ngân hàng nên có bộ phận thẩm định giá riêng biệt, chuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản, có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để chắc rằng giá trị tài sản luôn đảm bảo tốt cho khoản vay. Nếu xét thấy có độ rủi ro cao hơn so với những khoản vay khác thì ngoài việc bắt buộc khách hàng thế chấp tài sản còn phải kèm theo mua bảo hiểm đối với tài sản đó. Mặt khác, cần kiểm tra chặt chẽ tính pháp lý của tài sản đảm bảo này cũng như hồ sơ vay vốn, giấy ủy quyền,…

− Sau khi giải ngân, CBTD phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, nắm rõ thực tế năng lực tài chính, tình hình hoạt động, nguồn thu nhập, các thông tin về ngành nghề kinh doanh của họ,… để kịp thời xử lý khi có những yếu tố

bất lợi phát sinh; từđó có thể xem xét, điều chỉnh mức độđầu tư trong tương lai đối với doanh nghiệp này và dựđoán được khả năng trả nợ của họ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

đến mức thấp nhất có thể, nhất là đối với những món vay lớn. Cụ thể là kiểm tra chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm đó trên thị trường, thời gian tiêu thụ, thu nhập của doanh nghiệp từ việc đối tác thanh toán tiền hàng đểđôn đốc thu nợ kịp lúc (trường hợp

đối tác không có tài khoản giao dịch).

− Đặc biệt, CBTD cần phân tích, tìm hiểu thật kỹ về doanh nghiệp và mục đích vay vốn trước khi quyết định cho vay để phát hiện những trường hợp khách hàng dùng thủ thuật đảo nợ (tức là khách hàng vay vốn ở ngân hàng này để trả khoản nợđến hạn ở

ngân hàng khác).

− Khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm HĐTD hoặc làm ăn không hiệu quả nên khéo léo giảm dần dư nợ hiện tại hoặc kiên quyết thu hồi vốn trước hạn. Nếu việc kinh doanh của doanh nghiệp thực sự rơi vào tình trạng khó khăn (có thể do nguyên nhân bất khả kháng), lúc đó hai bên cần bàn bạc để tìm cách giải quyết: trường hợp doanh nghiệp có phương án khắc phục cụ thể và có thiện chí trả nợ thì ngân hàng nên xem xét gia hạn nợ hoặc miễn giảm lãi vay kỳ hạn trước hoặc có thể cho họ vay

thêm để vượt qua khó khăn trước mắt,... có như vậy, doanh nghiệp sẽ rất cảm kích và mang tâm lý chịu ơn nên sẽ cố gắng nhanh chóng trả nợ, đồng thời cũng tạo được niềm tin tuyệt đối cho khách hàng, nâng cao uy tín, thương hiệu cho ngân hàng. Kiên quyết từ

chối cho vay đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vay nợ nhiều ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh an giang (Trang 82 - 83)