Kết quả cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 102)

Chƣơng 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, với nhiều nỗ lực của các ngành, các cấp, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh của tỉnh Thái Nguyên không ngừng đƣợc cải thiện, vai trò, vị thế của Thái Nguyên ngày một nâng cao. Trong giai đoạn 2016-2020, Chỉ số cải cách hành chính (PAR- INDEX): Năm 2020 xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố, tăng 42 bậc so với năm 2016,

đạt 85,61% (đây là năm có điểm số đạt cao nhất) số điểm đạt đƣợc cơ bản tăng dần theo các năm. Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên luôn là địa phƣơng đứng đầu khu vực Miền núi phía Bắc về chỉ số cải cách hành chính. Năm 2020, Chỉ số PAPI của tỉnh Thái Nguyên đã có cải thiện bứt phá nằm trong nhóm các tỉnh, thành đạt cao nhất, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố.

Chỉ số PCI tỉnh Thái Ngun có nhiều chuyển biến tích cực, thứ hạng ln nằm trong tốp 20 tỉnh có chất lƣợng điều hành tốt. Cụ thể, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của 20 tỉnh top đầu cả nƣớc giai đoạn 2016-2020 nhƣ sau:

Hình 4.2. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI Thái Nguyên năm 2020

Năm 2016, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 7/63 tỉnh thành trong toàn quốc. Năm 2017, 2018 xếp hạng lần lƣợt là 15, 18/63 tỉnh thành. Năm 2019 xếp hạng PCI đạt thứ 12/63 tỉnh thành (Phụ lục 5 và Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của 20

tỉnh đứng đầu cả nước năm 2016-2019). Năm 2020 Chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên đã tăng bậc, đạt 66,65 điểm, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành trong cả nƣớc, dẫn đầu trong nhóm các tỉnh Miền núi phía Bắc.Một số chỉ số thành phần có kết quả rất tốt và vẫn giữ vững đƣợc vị trí thứ hạng cao nhƣ chỉ số “Đào tạo Lao động”; “Gia nhập thị trƣờng”; “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh”; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”.

Bảng 4.3. Điểm số, xếp hạng Chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 TT Loại chỉ số Chỉ số thành phần qua các năm 2016 2017 2018 2019 2020 Điểm số xếp hạng Điểm số xếp hạng Điểm số xếp hạng Điểm số xếp hạng Điểm số xếp hạng 1 Gia nhập thị trƣờng 8,62 27 7,27 56 6,91 51 7,36 29 8,35 13 2 Tiếp cận đất đai 5,76 33 6,45 26 6,37 38 6,07 60 6,68 31 3 Tính minh bạch và

tiếp cận thơng tin 6,16 35 6,31 36 6,12 41 6,69 30 5,85 32 4 Chi phí thời gian 6,64 28 6,17 45 6,4 45 6,63 38 7,7 34 5 Chi phí khơng chính thức 5,76 17 5,66 21 5,93 35 6,31 28 6,89 20 6 Cạnh tranh bình đẳng 3 25 5,16 30 5,8 25 6,59 24 6,29 45 7 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

5,32 18 6,05 15 6,26 9 6,55 27 7,39 4

8

Dịch vụ hỗ trợ

doanh nghiệp 4,89 55 6 51 5,81 57 6,05 39 5,63 43 9 Đào tạo lao động 7,64 3 7,7 5 7,69 6 7,88 5 7,42 7 10

Thiết chế pháp lý

và ANTT 5,84 16 6,42 12 6,4 21 7,13 15 7,34 12

Chỉ số PCI 61,82 7 64,45 15 64,24 18 67,71 12 66,56 11

(Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên)

Phân tích Bảng 4.3về kết quả PCI và kết quả các chỉ số thành phần trong giai đoạn 2016 -2020 của tỉnh Thái Nguyên có thể thấy, chỉ số PCI của tỉnh đã tăng trở lại sau khi bị sụt giảm vào năm 2018. Điều này thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của tỉnh cũng nhƣ sự nỗ lực các sở, ban, ngành, địa phƣơng trong việc thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinhdoanh trong những năm qua.

i) Chỉ số bình đẳng khi “Gia nhập thị trường” của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2016-2020 có thể thấy là tƣơng đối cao, song không ổn định, năm 2016, chỉ số này đạt 8,62 điểm, xếp thứ 27; năm 2017 chỉ số này giảm xuống còn 7,27 điểm, Thái Nguyên xếp thứ 56 trong cả nƣớc; năm 2018 chỉ số này giảm còn 6,91 điểm, xếp

thứ 51 trong cả nƣớc; năm 2019 chỉ số này tăng lên 7,36 điểm và tăng lên đứng thứ 29 cả nƣớc; năm 2020 chỉ số này tăng mạnh đạt 8,35 điểm, xếp thứ 13. Để đạt đƣợc kết quả này, tỉnh Thái Nguyên đã cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nƣớc, các loại phí, lệ phí đƣợc niêm yết cơng khai tại Bộ phận một cửa, Một cửa liên thơng, Trung tâm Hành chính cơng các cấp. Các thủ tục hành chính của các cấp, các ngành đều đƣợc đăng tải công khai trên trang web và tại nơi giải quyết thủ tục. Đồng thời, tỉnh cũng thực hiện tăng cƣờng cập nhật thơng tin về cơ chế chính sách, các thơng tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang điện tử của các Sở, Ban ngành, địa phƣơng.

ii)Chỉ tiêu “Khả năng tiếp cận đất đai”. Trong bảng 4.3. Điểm số, xếp hạng Chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy, khả năng tiếp cận đất đai của các nhà đầu tƣ vào tỉnh Thái Nguyên là khó khăn. Năm 2016, chỉ tiêu này chỉ đạt 5,76 điểm, Thái Nguyên đứng thứ 33 cả nƣớc; năm 2017 đạt 6,45 điểm đứng thứ 26 cả nƣớc; đến năm 2018 chỉ tiêu này đạt 6,37 điểm, nhƣng đứng thứ 38 cả nƣớc. Đáng lƣu ý là năm 2019 chỉ tiêu này giảm xuống còn 6,07 điểm và xếp thứ 60/62 tỉnh thành - nhóm thấp nhất cả nƣớc; năm 2020 chỉ tiêu này tăng lên đạt 6,68 điểm và đứng thứ 31 cả nƣớc. Kết quả này đã phản ánh đúng thực trạng về quỹ đất sạch của tỉnh để thu hút các nhà đầu tƣ vào tỉnh còn rất thấp, do vậy tỉnh cần xây dựngQuy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025; Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030… một cách chi tiết, cụ thể. Trên cơ sở đó thực hiện cơng khai thông tin các quy hoạch về xây dựng, về phát triển công nghiệp, thƣơng mại, quy hoạch chi tiết các Khu, cụm công nghiệp,... giúp ngƣời dân và doanh nghiệp tiếp cận nhanh để nghiên cứu, xác định sớm địa điểm, diện tích và sự phù hợp cho việc quyết định đầu tƣ các dự án vào tỉnh Thái Ngun. Bên cạnh đó, triển khai tốt cơng tác quản lý quy hoạch, tránh chồng chéo việc quản lý quy hoạch và mục đích sử dụng đất giữa các ngành, các địa phƣơng; nâng cao tính phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc và địa phƣơng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nhanh chóng cơng tác giải phóng mặt bằng, giao đất cho doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm và cam kết của các địa phƣơng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và giải ngân vốn đầu tƣ. Tiếp tục phối hợp giám sát chặt chẽ, đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai các dự án đầu tƣ nhất là các dự án đầu tƣ trọng điểm, dự án của nhà đầu tƣ có quy mơ

và tổng vốn đầu tƣ lớn, dự án đầu tƣ lĩnh vực tạo giá trị cao, dự án sử dụng nhiều lao động,... trên địa bàn tỉnh.

iii) Chỉ số về “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” của Thái Nguyên năm

2016 đạt 6,16 điểm, xếp hạng thứ 35 cả nƣớc; năm 2017 chỉ số này đạt 6,31 điểm, xếp hạng thứ 36; năm 2018 giảm xuống còn 6,12 điểm, xếp hạng thứ 41; năm 2019 chỉ số này tăng lên và đạt 6,69 điểm, xếp hạng thứ 30; năm 2020 chỉ số này giảm xuống còn 5,85 điểm, xếp hạng thứ 32 cả nƣớc. Số liệu này cho thấy, Thái Nguyên đang có sự bất ổn định về chỉ tiêu này. Trong khi, Thái Nguyên là trung tâm giáo dục lớn thứ 3 cả nƣớc, nhìn chung là trình độ dân trí cao, nhận thức của ngƣời dân về kinh tế - xã hội tốt mà chỉ tiêu này chƣa cao có thể khẳng định rằng hệ thống thông tin của tỉnh chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhân dân và doanh nghiệp. Các văn bản, các quy định của địa phƣơng về quy hoạch, về sử dụng đất cịn chƣa cơng khai trên cổng thông tin địa tử, ngƣời dân địa phƣơng chƣa có cơ hội đóng góp ý kiến của mình trƣớc khi quy hoạch/kế hoạch đƣợc ban hành. Đây là một thách thức lớncho Thái Nguyên về viêc nâng cao năng lực cạnh tranh về tính cơng khai, minh bạch so với các tỉnh khác. Để cải thiện chỉ tiêu này, tỉnh đã chú trọng tới việc công khai, minh bạch các các quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của thành phố, huyện, thị xã đã đƣợc tăng thêm các hình thức nhƣ niêm yết, phát trên cổng thông tin điện tử…

iv)Chỉ số “Chi phí thời gian” trong bảng điểm số, xếp hạng PCI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 chỉ số này có sự biến động khá nhiều. Năm 2016, chỉ số này đạt 6,64 điểm, xếp thứ 28; năm 2017 giảm xuống còn 6,31, xếp thứ 45; năm 2018 đạt 6,4 điểm, số hạng vẫn xếp thứ 45; năm 2019, chỉ tiêu này đạt 6,63 điểm, xếp thứ 38; năm 2020 chỉ tiêu này tăng lên 7,7 điểm xếp thứ 34 cả nƣớc. So với cả nƣớc, chỉ số chi phí thời gian làm thủ tục hành chính tại Thái Nguyên là cao, vì vậy tỉnh cần có chính sách cải cách nhằm rút ngắn, cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian gia nhập thị trƣờng cho các nhà đầu tƣ thuộc mọi thành phần kinh tế: rút ngắn thời gian Đăng ký doanh nghiệp, chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ, đăng ký đầu tƣ, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tƣ…

v) Chỉ số về “Chi phí khơng chính thức”:Trong bảng điểm số, xếp hạng PCI cấp tỉnhtrong giai đoạn 2016-2020 chỉ số “Chi phí khơng chính thức” của tỉnh Thái Ngun có sự biến động đáng kể. Năm 2016 chỉ tiêu này đạt 5,86 điểm, xếp thứ 17 cả nƣớc; năm 2017 giảm xuống còn 5,66 điểm xếp thứ 21; năm 2018 chỉ số này đạt

5,93 điểm, tụt xuống xếp thứ 35 cả nƣớc; năm 2019 chỉ tiêu chi phí khơng chính thức tăng lên 6,31 điểm, song tỉnh Thái Nguyên vẫn đứng thứ 28 cả nƣớc; năm 2020 chỉ tiêu này đã đƣợc cải thiện, tăng lên 6,89 điểm, xếp hạng thứ 20. Có thể thấy trong công tác quản lý nhà nƣớc, một bộ phận cán bộ vẫn cịn tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp, dẫn tới các doanh nghiệp phải trả thêm các khoản phí khơng chính thức. Đây là một rào cản, thách thức rất lớntrong việc mời gọi đầu tƣ vào địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020. Để cải thiện tình hình này UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch cắt giảm chi phí bất hợp lý cho DN, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi làm phát sinh chi phí khơng chính thức cho DN nhằm tạo dựng một mơi trƣờng kinh doanh ổn định. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chức năng vận động các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế phản ánh các hành vi tiêu cực của cán bộ, cơng chức, có biện pháp, cơ chế bảo vệ, hỗ trợ đặc biệt đối với DN tố cáo hành vi sai phạm của cơ quan công quyền trên địa bàn.

vi) Chỉ tiêu “Cạnh tranh bình đẳng”: Số liệu báo cáo cho thấy, chỉ tiêu này

của tỉnh Thái Nguyên điểm số thấp so với cả nƣớc. Năm 2016, điểm số chỉ đạt 3 điểm, đứng thứ 25 cả nƣớc; năm 2017 điểm số đạt 5,16 điểm, xếp thứ 30 cả nƣớc; năm 2018 đạt 5,8 điểm và xếp thứ 25 cả nƣớc; năm 2018 đạt 6,59 điểm, đứng 24 cả nƣớc; năm 2020 đạt 6,29 điểm, xếp thứ 45 cả nƣớc. Do vậy, tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến công tác cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, và coi nâng cao năng lực cạnh tranh cấp của tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm, thƣờng xuyên của các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nƣớc từ cấp tỉnh đến cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hằng năm và cả giai đoạn 2021-2025 nhằm xây dựng mơi trƣờng đầu tƣ thực sự thơng thống, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi nhất cho thu hút đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp.

vii) Chỉ tiêu “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh”. Đối với tỉnh

Thái Nguyên chỉ tiêu này đƣợc đánh khá cao và có sự cải thiện đáng kể qua các năm. Cụ thể, năm 2016, chỉ tiêu này của tỉnh chỉ đạt 5,32 điểm và xếp thứ 18, năm 2017 tăng lên 6,05 điểm và xếp thứ 15; năm 2018 đạt 6,26 điểm và xếp thứ 9 cả nƣớc. Năm 2019 chỉ tiêu này tăng lên 6,55 nhƣng xếp thứ 27 cả nƣớc. Điều này cho thấy là tại các tỉnh thì quan điểm mở cửa, thu hút đầu tƣ và tính năng động của lãnh đạo tỉnh đã có sự cải thiện rõ rệt, cho nên dù điểm số của tỉnh Thái Nguyên trong PCI của Thái Nguyên có tăng lên song mức xếp hạng so với cả nƣớc tụt xuống và đứng thứ 27. Năm 2020 chỉ tiêu này tăng mạnh, với điểm số đạt 7,39 điểm và Thái Nguyên đứng thứ 4 cả nƣớc về xếp hạng chỉ tiêu thành phần này. Để đạt đƣợc kết

quả đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, tính năng động của bộ máy hành chính nhà nƣớc và chất lƣợng phục vụ của cán bộ công chức trong công tác phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp góp phần cải cách hành chính, cải thiện mơi trƣờng đầu tƣ nhƣ: tổ chức tiếp nhận, công khai địa chỉ tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin phản ánh của ngƣời dân, doanh nghiệp về các trƣờng hợp thực hiện thủ tục hành chính khơng đúng quy định. Bên cạnh đó, xử lý nghiêm cán bộ, cơng chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho ngƣời dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính; xây dựng và nâng cao vai trị của Văn hố - Văn minh cơng sở trong việc phát huy tính tích cực tri thức và tính sáng tạo của cán bộ, công chức.

viii) Chỉ tiêu về “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” của tỉnh Thái Nguyên ở mức

thấp và mức xếp hạng cũng thấp so với cả nƣớc. Năm 2016 đạt 4,89 điểm, xếp hạng 55 cả nƣớc; năm 2017 tăng lên đạt 6 điểm, xếp thứ 51 cả nƣớc; năm 2018 đạt 5,81 điểm, xếp thứ 57 cả nƣớc; năm 2019 chỉ tiêu thành phần này đƣợc cải thiện hơn đạt 6,05 điểm, xếp thứ 39; năm 2020 đạt 5,63 điểm và xếp thứ 43 trên cả nƣớc. Do vậy, tỉnh cần cần có chính sách để cùng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp. Triển khai có hiệu quả các chính sáchhỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quan tâm đến hỗ trợ pháp lý, thông tin thị trƣờng, chiến lƣợc kinh doanh, đào tạo lao động, xúc tiến thƣơng mại, quảng bá thƣơng hiệu, tiếp cận thông tin và mở rộng thị trƣờng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh cần thƣờng xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, đa dạng hóa kênh thơng tin phản ánh để nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho các tổ chức, cá nhân đồng thời kịp thời ngăn ngừa các việc làm của cán bộ, cơ quan nhà nƣớc có thể gây phiền hà cho doanh nghiệp, góp phần tạo sự thân thiện, an tồn, minh bạch hơn trong môi trƣờng kinh doanh trên địa bàn; tiếp tục hỗ trợ ngƣời dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục tác động của dịch bệnh Covid-19.

ix) Chỉ số “Đào tạo lao động”. Chỉ tiêu này của tỉnh Thái Nguyên tƣơng đối cao. Năm 2016 đạt 7,64 điểm, xếp thứ 3 cả nƣớc; năm 2017 đạt 7,7 điểm, đứng thứ 5 cả nƣớc; năm 2018 đạt 7,69 điểm đứng thứ 6 cả nƣớc; năm 2019 đạt 7,88 điểm, đứng thứ 5 cả nƣớc; năm 2020 đạt 7,42 điểm, đứng thứ 7 cả nƣớc. Điều này cho thấy, Thái Nguyên vẫn giữ vị trí cao trong bảng xếp hạng về CPI với chỉ tiêu này,

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)