Chƣơng 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên
4.3.1. Thực trạng nhân tố lợi thếvề vị trí địa lý và tài nguyên
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TD&MNPB và là cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa vùng TD&MNPB với vùng đồng bằng sông Hồng. Là đầu mối giao thông nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, là vành đai bảo vệ cho thủ đơ Hà Nội.
Về vị trí địa lý: Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi sân bay quốc tế Nội Bài 50km; cách biên giới Trung Quốc (theo hƣớng Lào Cai khoảng 215km, Lạng Sơn khoảng 170km , Cao Bằng khoảng 200km); cách trung tâm Hà Nội 75km; cách cảng Hải Phòng 200km và Quảng Ninh 180km. Ngồi ra, Thái Ngun cịn là điểm giao cắt của các tuyến quốc lộ: Quốc lộ 3 (QL3) nối Hà Nội - Bắc Kạn - Cao Bằng và cửa khẩu Việt - Trung; Kết nối với cao tốc Hà Nội - Lào Cai; QL1B nối Lạng Sơn - cửa khẩu Việt - Trung; QL37 nối Quảng Ninh - Bắc Giang - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Phú Thọ - Sơn La. Việc kết nối với Hà Nội, hƣớng đến thị trƣờng quốc tế qua sân bay Nội Bài và cụm cảng phía Bắc là lựa chọn khả thi nhất của Thái Nguyên hiện nay. Sự quá tải của vùng Hà Nội và các lợi thế hiện hữu của Thái Nguyên (kết nối giao thông, trung tâm đào tạo, sự hiện diện của các KCN với các doanh nghiệp FDI hàng đầu thế giới nhƣ Samsung) là cơ sở cho định hƣớng này. Tuy nhiên lợi thế này của Thái Nguyên sẽ bị cạnh tranh quyết liệt bởi các địa phƣơng khác trong thời gian tới. Do vậy, nếu khơng có chiến lƣợc thu hút đầu tƣ và kết nối với Hà Nội một cách rõ ràng, Thái Nguyên có thể dần đánh mất đi các lợi thế hiện hữu và tụt lại so với các tỉnh khác.
Bên cạnh đó, Thái Ngun có địa hình đồi núi cao ở phía Bắc và phía Tây, do vậy độ dốc giảm dần về phía Nam và phía Đơng. Thái Ngun đƣợc bao bọc bởi dãy núi Ngân Sơn và Bắc Sơn ở phía Bắc, dãy Tam Đảo ở phía Tây (phân tách với Vĩnh Phúc và Tuyên Quang), điều này giúp cho Thái Nguyên có thời tiết thuận lợi hơn các địa phƣơng khác trong vùng để sản xuất, tuy vậy tình trạng lũ và hạn hán đột ngột có thể gây thiệt hại lớn cho hoạt động sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp. Với đặc điểm nhƣ vậy, định hƣớng phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng phía Nam sẽ là lựa chọn tất yếu và cũng phù hợp với điều kiện hạ tầng kết nối và định hƣớng phát triển hƣớng về Hà Nội. Vùng phía Bắc nên tập trung cho các hoạt động du lịch và nông nghiệp bền vững để cải thiện sinh kế cho đồng bào vùng sâu, vùng cao. Trong khi đó, thành phố Thái Nguyên và vùng phụ cận sẽ là trung tâm đô thị của Tỉnh.
Hình 4.3. Vị trí địa lý của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, với trên 200 điểm mỏ, gồm nhiều loại khoáng sản nhƣ vonfram, than, sắt, titan, thiếc, chì, kẽm, vàng, thủy ngân,... Đặc biệt, một số loại khống sản có trữ lƣợng lớn nhƣ vonfram đa kim trữ lƣợng khoảng 110 triệu tấn, lớn thứ hai thế giới tập trung chủ yếu tại Núi Pháo (huyện Đại Từ); than trữ lƣợng khoảng 90 triệu tấn, lớn thứ hai của cả nƣớc tập trung chủ yếu tại Làng Cẩm, Núi Hồng (huyện Đại Từ), Phấn Mễ (huyện Phú
Lƣơng), Khánh Hòa (thành phố Thái Nguyên); quặng sắt trữ lƣợng khoảng 50 triệu tấn tập trung chủ yếu tại Trại Cau (huyện Đồng Hỷ), quặng titan trên 10 triệu tấn, chì kẽm khoảng trên 200 ngàn tấn... cùng nhiều loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện, cơ hội tốt để tỉnh Thái Nguyên đã và đang phát triển các ngành công nghiệp luyện kim và khai khoáng. Tuy nhiên việc sử dụng các tài nguyên hiện hữu để khai thác và phát triển kinh tế xã hội là cần thiết. Sự phụ thuộc quá lớn vào tài nguyên thiên nhiên có thể làm giảm động lực phấn đấu, tìm kiếm và sáng tạo trong phát triển kinh tế và thƣờng chỉ mang lại các kết quả trong ngắn hạn. Kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý về nhân tố lợi thế về vị trí và tài nguyên của tỉnh Thái Nguyên nhƣ sau:
Biểu đồ 4.1. Đánh giá về nhân tố lợi thế về vị trí và tài nguyên
Nguồn: Khảo sát và tính tốn của tác giả
Kết quả phân tích biểu đồ 4.1 cho thấy, các chỉ tiêu “Vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế”; chỉ tiêu “Vị trí địa lý gần trung tâm thủ đơ thu hút nhà đầu tƣ”; “Thái Ngun là tỉnh có địa hình thuận lợi nhất so với các tỉnh trong vùng trung du miền núi phía Bắc” đƣợc đánh giá ở mức khá, cịn chỉ tiêu “Địa hình bằng phẳng với quỹ đất rộng của tỉnh giúp thu hút các nhà đầu tƣ” đƣợc đánh giá ở mức trung bình.
Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc, Thái Nguyên khơng chỉ có lợi thế về vị trí địa lý mà Thái Ngun cịn có lợi thế rất lớn về tài nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào tỉnh.