Xử lý và phân tích số liệu hiện trạng và hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng penaeus vannamei boone,1931 trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 25 - 95)

*Xử lý và phân tích số liệu.

Các số liệu thu được được mã hoá và xử lý theo từng chuyên đề riêng biệt dựa theo bộ câu hỏi:

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các hình thức nuôi. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất:

+ Giá trị sản xuất (GO)

   n i i iP Q GO 1

Trong đó: GO là giá trị sản xuất

Qi là khối lượng sản phẩm thứ i Pi là giá trị của sản phẩm i tương ứng. + Năng suất:

Sản lượng tôm thu hoạch Năng suất=

Diện tích mặt nước nuôi tôm + Tổng chi phí sản xuất.

Lợi nhuận = Giá trị sản xuất – Tổng chi phí

* Phương tiện xử lý và phân tích số liệu:

- Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm exel và các phương pháp thống kê kinh tế khác.

- Sử dụng công cụ SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats): Phân tích các vấn đề: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nuôi tôm tại Nghệ An.

- Phân tích số liệu: số liệu thu thập sau khi mã hoá và nhập vào máy tính sẽ được phân tích sử dụng các hàm thống kê như hàm Sum, Average, hàm Min, Max...và dựa vào các chỉ số này để rút ra nhận xét sau khi đã tiến hành phân tích so sánh

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên: 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Nghệ An thuộc trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý từ 18033'10" đến 19024'43" vĩ độ Bắc và từ 103052'53" đến 105045'50" kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 16.488,45km2, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên toàn quốc. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km; Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km; Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km; Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km [25].

Vị trí địa lý này tạo cho Nghệ An có điều kiện việc trong việc giao lưu kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.

3.1.1.2. Địa hình, sông ngòi, mặt nước

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Vùng biển và ven biển có địa hình trung bình thấp, phân hoá theo chiều dọc, khá bằng phẳng, phía tây là đồi thấp, tiếp đến là đồng bằng, cồn cát, bãi triều. Nhiều núi nhô ra sát biển và địa hình bị chia cắt theo lưu vực sông. Với đặc điểm này, tạo ra nhiều điều kiện để hình thành và phát triển các khu công nghiệp chế biến, khu du lịch và có thể thiết lập nhiều cơ sở cảng vận tải cũng như cảng cá phục vụ cho khai thác hải sản [25].

Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh khoảng 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Lam (sông Cả) có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là 17.730 km2), tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3. Hơn 620 hồ đập lớn nhỏ với tổng diện tích mặt thoáng trung bình 6.823 ha, tổng dung tích trữ nước 337.7 triệu m3. Tổng diện tích chủ động nước 62.549 ha. Nhìn chung, nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân và phát triển nuôi trồng thủy sản [25].

3.1.1.3. Khí hậu-thuỷ văn

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình là 23 – 240C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 6, tháng 7) là 330C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,70C, nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 đến tháng 2 năm sau) là 190C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là –050C. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000mm/năm, phân bố cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ chiếm từ 15-20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1,2 lượng mua chỉ đạt từ 7-60mm/tháng; Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80-85% lượng mưa cả năm, tháng mua nhiều nhất là tháng 8,9 có lượng mưa từ 220-540mm/tháng, mùa này thường kèm theo áp thấp nhiệt đới và bão. Trị số độ ẩm trung bình hàng năm dao động từ 80-90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18-19% tuyệt đối 42%; vùng có độ ẩm cao nhất là vùng thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ Sơn, Tương Dương). Lượng nước bốc hơi từ 700 – 940mm/năm.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội3.1.2.1. Cơ sở hạ tầng 3.1.2.1. Cơ sở hạ tầng

Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng. Đường bộ có các quốc lộ 1A, 7, 48, 46 và 15, ngoài ra còn có 132km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh; đường sắt có chiều dài 124 km, trong đó 94 km tuyến Bắc- Nam, với 7 ga và ga Vinh là ga chính; đường không có sân bay Vinh với các tuyến bay Vinh - Đà Nẵng, Vinh – TP Hồ Chí Minh; cảng biển có cảng Cửa Lò có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi; cửa khẩu quốc tế có cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, Thông Thụ [25].

Hệ thống thuỷ lợi cũng rất phát triển, đặc biệt hệ thống thuỷ nông Nam và thuỷ nông Bắc được xây dựng kiên cố, cung cấp đảm bảo đủ nước cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Bên cạnh đó nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ

An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước nên nguồn nước ở đây khá phong phú và đây là những yếu tố thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung.

Ngoài hệ thống giao thông và thuỷ lợi, các hệ thống cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho sinh hoạt như điện, thông tin liên lạc, cơ sở y tế đều đã được phủ khắp đến từng cơ sở trong tỉnh. Ngoài ra trong tỉnh có các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc, bột cá nhạt và các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến và thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản.

3.1.2.2. Dân s-lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo thống kê năm 2009, dân số Nghệ An là 3.123.084 người, mật độ dân số trung bình là 189 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh là 1,13%/năm. Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh khá cao với 1.691.625 người, chiếm 54,5% tổng dân số. Dân số phân bố không đồng đều tuỳ theo huyện, thành phố. Dân cư phân bố chủ yếu ở thành phố, thị xã, sau đến các huyện đồng bằng, ven biển. Nghệ An có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là người Kinh chiếm đến 90%, tiếp đến là các dân tộc Thái, Dục... sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao [8].

Đến năm 2009 Nghệ An có 62.998 lao động đang làm việc trong lĩnh vực thuỷ sản, trong đó 35.500 lao động làm việc trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản có khoảng 23.000 lao động. Lao động dịch vụ hậu cần nghề cá và đóng sửa tàu thuyền có 7500 người,…Chất lượng lao động nhìn chung tương đối cao, có khả năng tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất [8].

3.1.3. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Trong báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 [47] , UBND tỉnh Nghệ An đã đánh giá lợi thế so sánh và cơ hội phát triển của tỉnh so với các địa phương trong vùng là rất lớn. Ngoài các lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống giao thông, xu thế hội nhập chung... thì nguồn tài nguyên đa dạng (đất, rừng, biển, khoáng sản, thủy sản, du lịch tự nhiên và nhân văn...) là một trong những lợi thế rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh - xã hội Nghệ An, trong đó nhóm ngành nông - lâm - thủy sản có lợi thế rất rõ rệt.

Với 82 km bờ biển, 6 cửa lạch, hệ thống sông ngòi phân đều, hệ thống hồ đập với khả năng chủ động nước lớn; nguồn lợi các loài cá nước ngọt đa dạng tạo ra tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách toàn diện, từ nuôi nước ngọt, nuôi mặn lợ, nuôi biển với việc đa dạng hoá loài nuôi và với nhiều hình thức nuôi. Theo số liệu điều tra của ngành thuỷ sản tháng 12 năm 2005 tiềm năng diện tích có thể nuôi trồng thuỷ sản là 62.549 ha. Trong đó: Diện tích nước ngọt 57.377 ha (diện tích ao hồ nhỏ 11.207ha; diện tích hồ, mặt nước lớn 8.687 ha; diện tích sông suối: 12.216 ha; diện tích ruộng trũng, ruộng chủ động nước: 25.267 ha). Diện tích nuôi mặn lợ 3.872 ha (bãi triều 700 ha; diện tích bãi cát 600; diện tích có thể chuyển đổi từ đất khác 800 ha; 1.772 ha mặt nước). Diện tích có khả năng nuôi biển: 1.300 ha.

3.2. Hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Nghệ An.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất. 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất.

Nghệ An là tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng, đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Hiện nay đất nông nghiệp đã sử dụng 69,6% so tổng số diện tích đất toàn tỉnh; đất nuôi trồng thủy sản 1.36% so tổng diện tích đất và 36% so với tiềm năng diện tích có thể nuôi trồng thủy sản.

Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Nghệ An năm 2009.

TT Hình thức sử dụng đất Diện tích (ha)

1 Đất nông nghiệp 1.148.261

2 Đất nuôi trồng thủy sản 22.500

3 Đất phi nông nghiệp 114.221

4 Đất chưa sử dụng 364.916

Tổng 1.649.853

3.2.2. Sự phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Nghệ An vào năm 2003 với diện tích nuôi 3 ha chủ yếu tại huyện Nghi Lộc. Việc phát triển một cách tự phát trong những năm tiếp theo dẫn đến diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng dần. Chủ yếu là các hộ nuôi tôm sú không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân

trắng. Một số vùng nuôi tôm sú trước đây có xu thế chuyển hẳn sang nuôi tôm thẻ như: Vùng nuôi Quỳnh Xuân, Mai Hùng, Quỳnh Liên, Nghi Thái, Vùng nuôi Diễn Châu.

Bảng 3.6: Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2007 -2010.

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ước năm 2010

Huyện Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Q.Lưu 25,5 128 60 600 165 1.650 610 6.100 Diễn Châu 12,5 4,5 25,5 83,7 45 246 105 574 Nghi Lộc 16,38 34,2 65,3 423 80,25 520 115 745 Cữa Lò 0,2 2 4,2 45 4 48 4 48 TP.Vinh - - 8 48 15 120 77 616 Cộng: 54,58 168,7 163 1.200 309,25 2.584 911 8.083 54.58 163 309.25 911 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

ha

Đồ thị 3.2: Diện tích, tôm thẻ chân trắng năm 2007 -2010

Đến năm 2007 diện tích nuôi lên đến 54,58 ha với 47 hộ nuôi tăng 18 lần so năm 2003, trong đó huyện Quỳnh Lưu có 25,5 ha chiếm 46,6% diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cả tỉnh. Số diện tích còn lại phân bổ ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Hưng Hòa(TP.Vinh). Trong 47 hộ nuôi có 43/46 hộ nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, như hộ ông Vũ Văn Đức ở xã Quỳnh Xuân, với diện tích 0,9ha/2 ao, mật độ thả từ 90-100con/m2,

với thời gian 2,5 tháng nuôi sản lượng thu được là 14 tấn, năng suất đạt từ 15 tấn/ha. Mức lãi ròng trên 360 triệu.

Năm 2008 sau khi có Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25 tháng 1 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng và Quyết định số: 22/QĐ –UBND ngày 15 tháng 3 năm 2008 UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành một số quy định quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng thì việc mở rộng diện tích nuôi ngày càng tăng nhanh. Nhìn vào bảng ta thấy năm 2010 diện tích (911 ha) tăng lên 16,7 lần so năm 2007 (54,58 ha).

3.2.3. Hiện trạng các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng.

3.2.3.1 Tuổi của chủ hộ.

Nhìn vào bảng 3.7 ta thấy tuổi trung bình của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Nghệ An là 40,5±0,8 tuổi, dao động từ 18– 55 tuổi, trong đó từ 35 tuổi trở xuống chiếm 19,2%, từ 36 – 50 tuổi chiếm 65,8%, trên 50 tuổi chiếm 15%. Qua kết quả điều tra cho thấy người nuôi tôm ở tỉnh Nghệ An chủ yếu ở tuổi trung niên, đây là những người đã có kinh nghiệm sống, chịu khó và có vốn đầu tư sản xuất. Còn lực lượng thanh niên chiếm tỷ lệ không cao vì đây là nghề đòi hỏi phải chịu khó và có vốn đầu tư do đó thanh niên chưa chọn nghề này để phát triển cho mình. Số người già tham gia nuôi tôm có phần hạn chế vì nghề nuôi trồng đòi hỏi phải có sức khoẻ, số người tham gia nuôi tôm trên 50 tuổi ngày càng ít.

Bảng 3.7: Kết quả điều tra độ tuổi của người nuôi tôm tỉnh Nghệ An. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Kết quả Tuổi trung bình 40.5 ± 0,8 Khoảng dao động 18-55 Phân bố n=120 Người % Tuổi < 35 23 19,2 Tuổi từ 36 - 50 79 65,8 Tuổi > 50 18 15

3.2.3.2 Giới tính của chủ hộ nuôi tôm.

Nhìn vào đồ thị 3.3 ta thấy có 93,3% chủ hộ nuôi tôm ở tỉnh Nghệ An là nam giới, nữ giới chỉ chiếm 6,7%. Theo các nông dân được phỏng vấn, phụ nữ không trực tiếp tham gia vào hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Họ cũng nói rằng các khoá tập huấn kỹ thuật chủ yếu là nam tham gia, phụ nữ chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong nuôi trồng thuỷ sản. Chỉ có giai đoạn duy nhất trong nuôi trồng thuỷ sản mà phụ nữ đóng vai trò quan trọng là bán sản phẩm.

6.7%

93.3%

Nữ

Nam

Đồ thị 3.3: Tỷ lệ giới tính tham gia nuôi trồng thủy sản.

3.2.3.3 Trình độ học vấn của người nuôi tôm.

Trình độ học vấn của người dân ảnh hưởng đến khả năng tư duy, nhận thức cũng như việc tiếp cận kỹ thuật và đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất.

15.8% 62.5% 21.7% Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

Nhìn vào đồ thị 3.4 ta thấy các hộ nuôi tôm đa số đều đã tốt nghiệp cấp 2 (chiếm 62,5%); cấp 1 (chiếm 15,8%); cấp 3 chiếm 21,7% và đặc biệt tỷ lệ không đi học không có..

Bảng 3.8: Tỷ lệ trình độ học vấn hộ nuôi các huyện tính theo các cấp.

Trình độ học vấn Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Huyện n % n % n % Quỳnh Lưu 5 9,3 37 68,5 12 22,2 Diễn Châu 6 25 15 62,5 3 12,5 Nghi Lộc 4 20 12 60 4 20 Tp.Vinh 4 20 11 55 5 25 Cửa Lò 0 0 0 0 2 100 Toàn tỉnh 19 15,8% 75 62,5% 26 21,7%

Nhìn vào bảng 3.8 ta thấy cả 5 huyện điều tra trình độ học hết cấp 2 chủ yếu. Thị xã Cửa Lò có 2/2 hộ nuôi tôm đều học hết cấp 3. Với trình độ học vấn này tương đối

Một phần của tài liệu Đề tài Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng penaeus vannamei boone,1931 trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 25 - 95)