Phát triển nguồn nhân lực về NTTS cho địa phương, tăng cường đội ngũ khuyến ngư viên và có chính sách khuyến khích đội ngũ khuyến ngư viên cơ sở. Đối với Chi cục thú y cần tăng cường, đào tạo và bổ sung cán bộ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản tại các địa phương.
3.7.5 Giải pháp về Khuyến ngư.
Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là việc nuôi tôm he chân trắng ở giai đoạn đầu còn gặp rất nhiều khó khăn trong kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi. Do vậy, công tác tập huấn khuyến ngư nhằm chuyển giao quy trình kỹ thuật, hướng dẫn và phổ biến kinh nghiệm nuôi tôm he chân trắng cho ngư dân nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết. Công tác này phải kết hợp với các ban ngành có liên quan và chính quyền địa phương để thường xuyên tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi cho người dân, để họ có điều kiện nắm bắt cho kịp thời. Đồng thời trong quá trình nuôi cán bộ kỹ thuật khuyến ngư thường xuyên nằm trên địa bàn nuôi tôm để kịp thời giúp cho người nuôi giải quyết những khó khăn trong khi nuôi. Để làm tốt công tác khuyến ngư cán bộ kỹ thuật phải kết hợp các nguồn vốn của Nhà nước, để thực hiện tốt các mô hình thực nghiệm nuôi tôm he chân trắng trước trên địa bàn rồi từ đó nhân rộng phổ biến cho người nuôi. Hiện nay nên tập trung mở các lớp tập huấn sau:
+ Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ cho người nuôi về kỹ thuật nuôi, phương pháp kiểm sóat môi trường và dịch bệnh.
+ Tập huấn cho người nuôi áp dụng các chương trình nuôi sạch (BMP, GAP, CoC) + Tập huấn cho các cơ sở sản xuất giống kỹ thuật sinh sản giống tôm thẻ chân trắng.