Chuẩn bị ao nuôi tôm

Một phần của tài liệu Đề tài Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng penaeus vannamei boone,1931 trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)

Chuẩn bị ao nuôi là một khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ thương phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của vụ nuôi. Mục đích chính của

việc chuẩn bị ao là tạo cho ao có nền đáy sạch và chất lượng nước tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh môi trường nước ao trong suốt vụ nuôi [22].

- Thời gian cải tạo:

Thời gian cải tạo phụ thuộc vào hình thức nuôi và mùa vụ nuôi. Nhìn vào bảng 3.13 ta thấy thời gian cải tạo theo hình thức thâm canh dài nhất trung bình 18±2,5; thấp nhất quảng canh cải tiến 13±3 . Các bước cải tạo ao đều được tiến hành theo: vét bùn, cày xới, khử trùng, diệt tạp.

Bảng 3.13: Kỹ thuật cải tạo ao nuôi

Hình thức nuôi Chỉ tiêu QCCT BTC TC TB chung Trung bình 13±3 16±4 18±2,5 16,5±3 Thời gian cải tạo (ngày)

Dao động 7-18 10-25 15-30 7-30 Có 0% 90% 100% Vét đáy bùn Không 0% 10% 0% Có 0% 78% 100% 80% Lót bạt Không 0% 22% 0% 20% Có 60% 100% 100% 97% Diệt tạp Không 40% 0% 0% 3%

Liều lượng vôi( kg/100m2) 5 10 12

- Vét bùn đáy ao: việc vét bùn cũng tùy theo điều kiện của ao để có biện pháp phù hợp. Qua điều tra các hộ nuôi thường sử dụng các biện pháp sau: Đối với ao có thể tháo kiệt nước thì tiến hành nạo vét bằng máy hay thủ công để đưa chất lắng đọng hữu cơ đáy ao ra khỏi ao. Còn ao không thể tháo kiệt nước, phơi đáy được thì dùng phương pháp cải tạo ướt tháo cạn nước đến mức có thể, dùng áp lực nước để bơm sục đáy ao và tẩy rửa chất thải, bơm nước bùn sang ao lắng xử lý.

Qua 120 hộ điều tra thì có 10 hộ chiếm 8,3% nuôi theo hình thức Quảng canh cải tiến không tiến hành vét bùn số hộ còn lại đều vét bùn đáy ao nuôi tôm trước và sau vụ nuôi. Tuy nhiên việc nạo vét bùn đáy ao sau khi nuôi hầu hết các hộ đều đổ lên bờ ao và chưa có biện pháp xử lý đây là một vấn đề bất cập hiện nay trong kỹ thuật nuôi tôm tại địa phương.

- Cày xới đáy ao:

Đối với hệ thống ao nuôi được lót bạt thì người nuôi thường bỏ qua công đoạn cáy xới đáy ao, thực hiện công đoạn này chủ yếu là số hộ còn lại nuôi theo hình thức bán thâm canh hệ thống ao chưa được lót bạt. Hình thức quảng canh cải tiến hầu như không thực hiện công đoạn này.

- Sử dụng vôi và diệt tạp

Sử dụng vôi trong ao nuôi tôm có nhiều tác dụng như sát trùng, trung hòa acid, tăng độ pH cho đáy ao và nước, tăng khả năng tạo hệ đệm trong môi trường nước, cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp của thực vật phù du, tạo hệ keo kết tủa các chất cặn bẩn [34]. Việc sử dụng vôi trong nuôi tôm được người dân quan tâm và xác định đây là một việc làm không thể thiếu trong quá trình cải tạo ao nuôi. Tuy nhiên, tùy vào chất đất và hình thức nuôi, quy mô đầu tư, tùy từng loại vôi mà lượng vôi bón có sự khác nhau. Vôi dùng trong các ao nuôi tôm có nhiều loại: CaCO3, CaMg(CO3), Ca(OH)2, CaO. Nhìn vào bảng 13 ta thấy tất cả các hình thức nuôi đều sử dụng vôi để cải tạo và diệt tạp. Tuy nhiên, liều lượng vôi sử dụng có sự khác nhau giữa các hình thức. Đối với hình thức quảng canh cải tiến là thấp nhất 5 kg/100m2; hình thức thâm canh cao nhất 12 kg/100m2

Hiện nay để diệt tạp người dân thường sử dụng lưới lọc và sử dụng hóa chất. Nước được lấy vào ao qua lưới lọc, để 3 ngày sau cho các loại trứng các loài động vật theo nước vào trong ao nở ra hết, rồi tiến hành diệt tạp bằng Saponin liều dùng 10- 15g/m3, ngoài ra người dân còn xử lý Chlorin nồng độ 25 – 30 ppm.

- Bón phân gây màu nước:

Việc bón phân gây màu để thực vật phù du phát triển tạo bóng râm cho đáy ao, ngăn cản sự phát triển các loại rong cỏ dại, đồng thời tạo môi trường ổn định cho ao nuôi tôm. Hiện nay hầu hết các hộ nuôi sử dụng phân vô cơ và chế phẩm sinh học để gây màu nước ao nuôi.

Một phần của tài liệu Đề tài Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng penaeus vannamei boone,1931 trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)