0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đặc điểm ao nuôi

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG PENAEUS VANNAMEI BOONE,1931 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 36 -39 )

- Diện tích ao nuôi:

Diện tích ao nuôi không những ảnh hưởng đến chi phí vận hành mà còn liên quan đến sự ổn định các yếu tố môi trường trong ao nuôi [16].

Bảng 3.10: Đặc điểm diện tích và độ sâu ao nuôi tôm.

Hình thức Tiêu chí QCCT BTC TC TB chung Trung bình 1,1±0.05 0,55±0,02 0,5±0.01 0.58±0,01 Diện tích (ha) Dao động 1-1,5 0,3 - 1 0,3 – 0,8 0,3-1,5 Trung bình 0,88±0,04 1,38±0,01 1,6±0,01 1,43±0,015 Độ sâu (m) Dao động 0,6 – 1 1,2-1,4 1,5-1,8 0,6-1,8

Diện tích ao cả 3 hình thức dao động từ 0,3 – 1.5 ha, trung bình là 0.58±0,01ha hầu hết các ao đều có hình vuông và chữ nhật đây là hình dạng ao phổ biến nhất hiện nay vì nó thuận tiện cho việc quản lý trong quá trình nuôi. Hiện nay trên địa bàn tỉnh diện tích trung bình của 1 ao nuôi thâm canh 0,5±0.01ha và bán thâm canh là 0,55±0,02 ha đây là diện tích phù hợp nhất để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý ao nuôi. Có một số hộ nuôi diện tích ao thâm canh 0.3 ha, Theo Phạm Xuân Thủy (2004), với diện tích này người nuôi khó kiểm soát sự biến động của các yếu tố môi trường. Ngược lại với những ao có diện tích lơn hơn 1 ha thường khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý nhưng ưu điểm là điều kiện môi trường ít biến động [16]. Ao nuôi tôm he chân trắng thâm canh ở châu Á và châu Mỹ La Tinh có diện tích từ 0,1-1,0ha [50]. Như vậy, diện tích ao nuôi thâm canh tôm he chân trắng ở địa phương là phù hợp

- Ao chứa:

Ao chứa có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh môi trường ao nuôi và dự trữ nước để cung cấp cho ao nuôi khi chất lượng nước trong ao nuôi không ổn định hoặc ở những nơi có nguồn nước phụ thuộc vào thời vụ. Để đảm bảo lượng nước cung cấp đủ cho quá trình nuôi diện tích ao chứa chiếm 25 -30% diện tich ao nuôi [16].

Trong 120 hộ nuôi điều tra thì chỉ có 73 hộ chiếm 60,8% có ao chứa , trong đó hình thức thâm canh có 46/46 hộ có ao chứa, bán thâm canh có 27/64 hộ có ao chứa, số còn lại không có ao chứa. Qua bảng 11 ta thấy trong 5 huyện điều tra thì TX Cửa Lò có 2/2 (100% )hộ có ao chứa, Quỳnh Lưu số hộ có ao chứa 45/54 (83,3%), còn huyện Diễn Châu số hộ có ao chứa thấp nhất toàn tỉnh chỉ có 8/24 hộ (33,3%). Qua thực tế điều tra diện tích ao chứa rất nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu số lượng nước cần sử dụng trong quá trình nuôi. Còn số còn lại không sử dụng ao chứa là do trước đây cứ 2- 3 hộ, nuôi chung nhau nhưng sau một số năm họ thấy việc chung nhau không thuận lợi trong công tác quản lý, từ đó diện tích đó được chia nhỏ cho từng nguời, do diện tích nhỏ nên không sử dụng ao chứa.

Bảng 3.11: Tỷ lệ số hộ có ao chứa tính theo hình thức nuôi của các huyện.

QCCT BTC TC TB chung Huyện n % n % n % n % Quỳnh Lưu 15 62,5 30 100 45 83,3 Diễn Châu 0 0 4 28,5 4 100 8 33,3 Nghi Lộc 0 0 3 27,2 5 100 8 40 Tp.Vinh 5 33,3 5 100 10 50 Cửa Lò 2 100 2 100 Toàn tỉnh 0 0 27 42,2 46 100 73 60,8 - Độ sâu:

Độ sâu nước ao nuôi ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của ao và không gian hoạt động cho tôm trong ao nuôi [16].

Nhìn vào bảng 10 độ sâu trung bình của các ao nuôi tôm là 1,43±0,015 m khoảng dao động từ 0,6 – 1,8 m tuỳ theo hình thức nuôi mà độ sâu mực nước trong các ao nuôi có sự khác nhau. Trung bình ao nuôi tôm thâm canh 1,6±0,01m, bán thâm canh

1,38±0,01m; quảng canh cải tiến 0,88±0,04 m. Nhìn chung, độ sâu bình quân ao nuôi tương ứng mỗi hình thức là phù hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

- Hệ thống cấp thoát nước:

Nhìn vào bảng 3.12 ta thấy cả 3 hình thức nuôi trên địa bàn vẫn đang tồn tại hệ thống cấp thoát chung. Trong đó, hình thức quảng canh cải tiến 10/10 (100%); bán thâm canh 21/64 (38,2%) hộ; thâm canh 5/46 (10,8%). Xét theo từng huyện thì huyện Diễn châu hiện nay hệ thống cấp thoát nước chung chiếm tỷ lệ cao nhất 14/24 hộ (58,3%) so diện tích nuôi toàn huyện. Sử dụng hệ thống cấp thoát nước chung này ảnh hưởng rất lớn trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt là công tác phòng và trị bệnh, khả năng lây lan bệnh giữa các hộ nuôi này sang hộ nuôi khác là rất lớn.

Bảng 3.12: Tỷ lệ các hộ nuôi có hệ thống cấp thoát nước chung.

Hình thức Huyện QCCT BTC TC TB chung n 5 5 Quỳnh Lưu % 20,8 9,2 n 6 6 2 14 Diễn Châu % 100 42,9 50 58,3 n 4 4 2 10 Nghi Lộc % 100 36,4 40 50 n 6 1 7 Tp. Vinh % 40 20 35 n 0 0 Cửa Lò % 0 0 n 10 21 5 36 Toàn tỉnh % 100 38,2 10,8 30

Tất cả người dân nuôi tôm được phỏng vấn đều nhận thức được việc tách riêng nguồn nước cấp thoát sẽ tốt cho nuôi tôm nhưng thực tế để làm điều đó rất khó do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính vẫn là công tác quy hoạch thực hiện kém đo đó dẫn đến các khu vực nuôi chỉ sử dụng một hệ thống chung vừa kênh cấp vừa kênh thoát. Đây là một trong những hạn chế của nghề nuôi tôm tại địa phương. Mặt khác

nguồn nước khi thải ra ngoài môi trường đều không được xử lý, nguồn nước thải được đưa trực tiếp ra biển qua hệ thống kênh cấp thoát chung và ngắn do đó nguồn nước có thể vừa thải ra biển có thể quay trở lại làm nguồn nước cấp cho các ao nuôi.

- Chất đáy ao nuôi

Chất đáy ao nuôi tôm ảnh hưởng lớn đến quá trình cải tạo ao, chăm sóc, quản lý chất lượng nước và đặc biệt ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Những ao có chất đáy cát sạn, cát thường dễ cải tạo nhưng quá trình ổn định môi trường trong ao nuôi tôm thường gặp khó khăn [22].

69.2% 20.0% 6.7% 4.1%

Bùn cát

Cát bùn

Cát

Bùn

Đồ thị 3.6: Biểu diễn tỷ lệ chất đáy ao nuôi tôm

Nhìn vào đồ thị 3.6 ta thấy chất đáy ao nuôi dạng bùn cát chiếm tới 69,2%, cát bùn chiếm 20%, đáy cát chiếm 6,7%, đáy bùn chiếm 4,1%. Theo Phạm Xuân Thủy (2004), đáy bùn cát, cát bùn là phù hợp cho ao đìa nuôi tôm bởi dễ gây nuôi cấy tảo và duy trì màu nước (Do giàu dinh dưỡng hơn các loại đất khác), bờ ao chắc chắn, giữ nước tốt (Do độ kết dính cao) [34].

Hiện nay 80% hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn người dân đã đầu tư lót bạt đáy ao và xung quanh bờ ao. Việc lót bạt thuận tiện trong công tác chăm sóc và quản lý. Trong 3 hình thức nuôi thì hình thức nuôi thâm canh 100% hộ nuôi đều lót bạt.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG PENAEUS VANNAMEI BOONE,1931 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 36 -39 )

×