0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Quản lý môi trường

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG PENAEUS VANNAMEI BOONE,1931 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 -49 )

Ao nuôi tôm là một hệ sinh thái nhân tạo và mang đầy đủ các yếu tố của một hệ sinh thái. Mục đích của nghề nuôi tôm là mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, do đó cần quản lý các yếu tố môi trường và quần xã sinh vật trong ao phù hợp nhất cho tôm pháp triển [22].

Qua kết quả điều tra 120 hộ nuôi thì chỉ có 13 hộ nuôi trang bị một vài thiết bị kiểm tra các yếu tố môi trường còn lại chủ yếu là chuẩn đoán qua cảm quan và kinh nghiệm nuôi.

- Điều khiển độ trong của ao nuôi: Độ trong của nước ao nuôi thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mật độ sinh vật phù du có trong nước ao, ngoài ra độ trong còn bị ảnh hưởng bởi các vật chất lơ lửng có trong nước. Nếu ao nuôi có độ trong thích hợp tôm nuôi thường tránh được trạng thái căng thẳng, môi trường nuôi có các chỉ số DO, pH thích hợp và ổn định. Khi độ trong quá thấp hoặc quá cao làm các chỉ số DO, pH biến động gây sốc cho động vật nuôi. Độ trong của nước ao nuôi tôm tốt nhất 30 – 40 cm [18]. Để có độ trong thích hợp trong suốt vụ nuôi người dân thường làm các biện pháp sau:

+ Gây màu nước ao nuôi được tiến hành đầu vụ nuôi và định kỳ trong quá trình nuôi. Việc gây màu nước trong quá trình nuôi được tiến hành khi nước trong ao bị mất nuôi. Việc gây màu nước trong quá trình nuôi được tiến hành khi nước trong ao bị mất màu. Để gây lại màu tảo đa số các hộ nuôi tôm hiện nay sử dụng biện pháp thay nước kết hợp với việc sử dụng 2 loại phân NPK và Ure theo tỷ lệ 2: 1 với nồng độ 2-5ppm tùy mức độ mất màu của nước trong ao nuôi.

+ Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để cung cấp đầy đủ cho tảo phát triển ổn định. - Độ pH: độ pH thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển là 7,5 -8,5. Ảnh hưởng mang tính chất sinh lý của pH đối với tôm là duy trì sự cân bằng pH của máu trong cơ thể. Khi pH giảm xuống thấp < 5 sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu, hậu quả là mang tiết ra nhiều chất nhầy, các bộ phận bên ngoài tiết ra nhiều chất nhớt, đồng thời làm giảm sức đề kháng của tôm nuôi. Khi pH tăng cao tính độc hại của amoniac trong môi trường gây hại cho tôm nuôi [18].

Để ổn định độ pH trong ao nuôi người dân thường định kỳ sử dụng các loại vôi như CaCO3, CaMg(CO3)2, Ca(OH)2.

- Hàm lượng oxy:

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước là điều kiện sống còn đối với sức khỏe của tôm nuôi. Lượng oxy hòa tan thích hợp cho tôm phải lớn hơn 5mg/l. Để tăng và ổn định hàm lượng oxy trong ao nuôi tôm người dân thường sử dụng một số biện pháp sau:

+ Lắp đặt hệ thống quạt nước và sục khí: Ngoài lợi ích là cung cấp oxy cho ao nuôi, điều hòa phân bố oxy và các yếu tố môi trường khác đồng đều ở các tầng nước khắp toàn ao thì còn làm tăng mật độ nuôi lên 5-10 lần mật độ thông thường; tăng quá trình oxy hóa các chất hữu cơ, làm giảm mức dinh dưỡng trong ao; kích thích tôm ăn nhiều hơn, lớn nhanh hơn; tạo dòng chảy thu gom tụ chất thải vào giữa ao để có nền đáy sạch cho tôm bắt mồi; giải phóng khí độc từ đáy ao ra khỏi môi trường ao nuôi.

+ Kiểm soát mật độ sinh vật phù du

+ Giảm thấp nhất lượng vật chất hữu cơ tạo ra trong ao do thức ăn dư thừa và các nguồn khác.

- Quản lý chất hữu cơ: Trong ao nuôi tôm nếu hoàn toàn không có chất hữu cơ cũng không phải là môi trường sống tốt, người ta thường gọi là môi trường bị trơ, nghèo dinh dưỡng. Nhưng nếu lượng chất thải hữu cơ tồn đọng trong ao đìa quá cao gây ra hiện tượng ô nhiễm hữu cơ, khi khối lượng chất hữu cơ lớn có thể dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo, các chỉ số DO, pH biến động theo ngày đêm gây sốc cho tôm nuôi và vi sinh vật gây bệnh có điều kiện sinh sôi gây tác hại [15]. Để quản lý chất hữu cơ các hộ nuôi thường dùng các biện pháp sau:

+ Định kỳ dùng chế phẩm sinh học: để ổn định sự phát triển của tảo và phân hữu các chất thải hữu cơ.

+ Định kỳ xiphông đáy ao: 46 hộ nuôi theo hình thức thâm canh đều có hệ thống xiphông đáy ao.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG PENAEUS VANNAMEI BOONE,1931 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 -49 )

×