Chính sách đất đai

Một phần của tài liệu Đề tài Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng penaeus vannamei boone,1931 trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 63 - 68)

Tập trung rà soát, hoàn thiện chính sách xử lý quỹ đất tạo vốn cho xây dựng các cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, có phương án triển khai việc tích tụ ruộng đất để hình thành được các khu nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn, tạo điều kiện để nuôi thâm canh với số lượng lớn phục vụ xuất khẩu.

3.7.6.3. Chính sách tín dụng

Hỗ trợ bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản tập trung.

3.7.6.4. Chính sách hỗ trợ phát triển:

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 10/QĐ- UBND ngày 20 tháng 1 năm 2010 về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển Nông nghiệp, Nông thôn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Mặt khác, cần rà soát lại để trình UBND tỉnh điều chỉnh lại một số quy định hỗ trợ cho phù hợp đối với các cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ sinh sản tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An vì đây là một đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận.

1. Nghệ An là một tỉnh có nghề nuôi tôm phát triển, có bờ biển dài 82 km , với hệ thống sông Lam, Mai Giang đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản mặn, lợ nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng.

2. Hiện trạng về nguồn nhân lực.

- Các chủ hộ nuôi tôm chủ yếu tập trung ở các tầng lớp trung niên có độ tuổi trung bình 40,5±0,8 tuổi, Trình độ văn hóa đa số đều đã học hết cấp 2 và có sự phân bố đồng đều giữa các huyện.

- Chủ hộ nuôi là nam giới, phụ nữ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ 6,6% . Nam giới đóng vai trò chính, còn người phụ nữ chỉ tham gia các hoạt động phụ trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mới phát triển tại Nghệ An, số năm nuôi trung bình 1,5 năm.

. 3. Hiện trạng kỹ thuật.

- Hình thức nuôi: Quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh.

- Diện tích ao nuôi: Diện tích dao động từ 0,3 – 1,5 ha. Trung bình là 0.58±0,01ha hầu hết các ao đều có hình dạng chữ nhật đây là hình dạng ao phổ biến nhất hiện nay vì nó thuận tiện cho việc quản lý trong quá trình nuôi.

- Độ sâu: Độ sâu trung bình của các ao nuôi tôm là 1,43±0,015 m (khoảng dao động từ 0,6 – 1,8) tuỳ theo hình thức nuôi mà độ sâu mực nước trong các ao nuôi có sự khác nhau. Hình thức Quảng canh cải tiến có độ sâu thấp hơn so với 2 hình thức nuôi TC&BTC.

- Chất đáy ao nuôi: Qua kết quả điều tra 120 hộ nuôi tôm thì đáy ao bùn cát chiếm tới 69,2%, cát bùn chiếm 20%, đáy cát chiếm 6,7%, đáy bùn chiếm 4,1%.

- Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống cấp thoát nước một số vùng nuôi hiện nay vẫn đang con chung chiếm 30%.

- Cải tạo: Việc cải tạo ao nuôi đã được người dân chú trọng, tuy nhiên việc tuân thủ các bước cải tạo đúng kỹ thuật chỉ được những hộ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh quan tâm.

- Con giống:

Hiện nay con giống có chất lượng tốt và rõ nguồn gốc chỉ mới đáp ứng 2/3 diện tích nuôi.

Kích cở thả giống P12 -15

Mật độ thả trung bình 85,6±2,3 con/m2 con/m2; Quảng canh cải tiến mật độ bình quân 18±1.3 con/m2, hình thức BTC 81±1,8 con/m2, thâm canh 107±2,5con/m2. Mật độ bình quân theo hình thức giữa các huyện cũng có sự khác nhau, thị xã Cửa Lò mật độ cao nhất 120 con/m2, huyện Diễn Châu thấp nhất 67 con/m2.

- Mùa vụ nuôi: vụ chính thả giống vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch, vụ phụ thả giống vào 8 dương lịch.

3. Công tác quản lý:

Công tác quản lý vùng nuôi, vùng sản xuất giống và thức ăn chế phẩm sinh được Chi cục nuôi trồng, Chi cục thú y và cấp chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát trong sản xuất.

4. Hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.

- Hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận thu được từ các hình thức cũng khác nhau và tăng dần từ hình thức Quảng canh cải tiến đến hình thức nuôi thâm canh. Quảng canh cải tiến lợi nhuận là 54,4 triệu đồng; bán thâm canh: 212,8 triệu đồng; thâm canh là 267,2 triệu đồng. Lợi nhuận theo hình thức nuôi thâm canh gấp 4,9 lần so với hình thức nuôi Quảng canh cải tiến.

Theo hình thức nuôi bán thâm canh thì huyện Quỳnh Lưu có lợi nhuận cao nhất 229,5 triệu đồng, Diễn Châu thấp nhất 191,8 triệu đồng; hình thức thâm canh thị xã Cửa Lò có lợi nhuận cao nhất 302,4 triệu đồng, Diễn Châu thấp nhất 208 triệu đồng.

- Hiệu quả xã hội: Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

5. Giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1 Giải pháp nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực về NTTS cho địa phương, tăng cường đội ngũ khuyến ngư viên và có chính sách khuyến khích đội ngũ khuyến ngư viên cơ sở. Đối với Chi cục thú y cần tăng cường, đào tạo và bổ sung cán bộ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản tại các địa phương

5.2 giải pháp kỹ thuật

- Con giống: phải có chất lượng tốt, không bị nhiễm bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm định, kiểm dịch.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như: Việc cải tạo, diệt tạp trước và sau các vụ nuôi; Xử lý nước trước khi đưa vào nuôi thường xuyên theo dõi, giám sát tình trạng tôm nuôi và biến động của các yếu tố môi trường trong ao nuôi để đưa ra các biện pháp kỹ thuật cho phù hợp.

5.3. Giải pháp về quản lý

- Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan ban ngành từ tỉnh xuống địa phương, Quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị.

- Tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho các vùng nuôi.

- Thành lập các chi hội nuôi trồng để nâng cao trách nhiệm trong việc giám sát, quản lý hoạt động sản xuất trên vùng nuôi.

- Triển khai thực hiện quyết định số: 56/2008/QĐ-BNN ngày 29/04/2008 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận NTTS bền vững.

5.4. Giải pháp Khuyến ngư.

Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ cho người nuôi về kỹ thuật nuôi, phương pháp kiểm sóat môi trường và dịch bệnh.

5.5. Giải pháp quy hoạch

- Quy hoạch cho vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, nhằm đảm bảo hạn chế được sự lây lan dịch bệnh cũng như kiểm sóat tốt được môi trường nuôi.

II. Kiến nghị.

1. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển các đối tượng nuôi mới, trong đó tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi nhưng hiện vẫn chưa có chính sách hỗ trợ một cách thích đáng.

2. Cần phải quy hoạch cho vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, nhằm đảm bảo hạn chế được sự lây lan dịch bệnh cũng như kiểm sóat tốt được môi trường nuôi. Bên cạnh quy hoạch vùng nuôi thương phẩm cũng cần quy hoạch các vùng sản xuất giống tôm thẻ chân trắng nhằm có được nguồn con giống sạch bệnh cung cấp cho người nuôi trên địa bàn tỉnh.

3. Hiện nay người nuôi hiện nay đang gặp khó khăn về số lượng và chất lượng giống tôm thẻ chân trắng. Ngành cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định và kiểm dịch nguồn cung cấp giống trên địa bàn, đặc biệt yêu cầu các dịch vụ kinh doanh giống trên địa bàn khi đưa tôm giống về phải có thời gian ương gieo để cho tôm thích ứng điều kiện trên địa bàn sau đó mới được bán cho người dân.

4. Tăng nguồn kinh phí phục vụ công tác Khuyến ngư tập huấn đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho bà con. Cần sớm hình thành hệ thống cảnh bảo, quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

5. Đề nghị Chi cục nuôi trồng thủy sản và Chi cục thú y tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý con giống nhập về và công tác phòng bệnh và dập dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Đề tài Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng penaeus vannamei boone,1931 trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 63 - 68)